MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Muốn có một trái tim khỏe mạnh và sống lâu hơn, bạn nên ăn những loại thực phẩm này

05-03-2017 - 00:00 AM | Sống

Thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Do đó, tất cả những gì chúng ta ăn đều cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và cẩn thận.

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ mắc bệnh đau tim, đột quỵ, huyết áp cao, xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác. Vì vậy, ăn uống sao cho tốt nhất cho sức khỏe tim mạch là điều rất quan trọng.

Một bài phỏng vấn trên Tạp chí của Viện Tim mạch Hoa Kỳ đã cho thấy, nhiều người chúng ta đã tin vào những lời khuyên không đúng hoặc thậm chí có thể gây hại.

Nhiều bệnh nhân tin vào cuốn sách “phép thuật” về ăn kiêng nhằm giảm cân, giảm nguy cơ bệnh tật và tăng cường sức khỏe, nhưng bằng chứng khoa học đã cho thấy, chế độ ăn hạn chế và không lành mạnh càng làm tăng nguy cơ bệnh tật.

Một chế độ ăn uống lành mạnh là chế độ ăn bổ sung nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc và các loại hạt, hạn chế các loại thịt nạc (bao gồm cả gia cầm và thủy sản), hạn chế các sản phẩm từ sữa và dầu thực vật dạng lỏng.

Những thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ chiên, nội tạng, thịt đã qua chế biến và thức uống có đường hóa học như nước ngọt đều làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Lời khuyên cho bạn:

- Thường xuyên ăn các loại rau xanh, cung cấp protein và chất chống oxy hóa từ các nguồn thực vật, trái cây và rau củ.

- Tiêu thụ điều độ các loại dầu canola, dầu hướng dương, dầu ô liu và các loại hạt.

- Có lối sống lành mạnh, thường xuyên rèn luyện thể chất và giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ.

- Hạn chế lượng choresterol (ví dụ như các loại thịt).

Hàm lượng choresterol trong máu cao có thể tạo thành các mảng bám trong lòng mạch dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra những chỉ dẫn về hàm lượng chất béo và choresterol cần cho chế độ dinh dưỡng lành mạnh:

- Chất béo bão hòa: không quá 7% tổng lượng calorie hấp thu mỗi ngày hoặc không quá 14% nếu bạn theo chế độ dinh dưỡng 2000 calories/ngày.

- Chất béo chuyển hóa: không quá 1% tổng lượng calorie hấp thu mỗi ngày hoặc không quá 2 g nếu bạn theo chế độ dinh dưỡng 2000 calories/ngày.

- Cholesterol: không quá 300 mg/ngày, với những người đang uống thuốc giảm cholesterol hoặc có tỷ lệ cholesterol xấu cao thì ăn không quá 200 mg/ngày.

Những tranh luận phổ biến nhất về lợi ích và tác hại của một số loại thực phẩm:

- Trứng và choresterol:

Trứng được coi là một trong những loại thực phẩm chứa hàm lượng choresterol cao, do đó nhiều người không dám ăn nhiều trứng vì sợ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, sự thật là việc tăng hàm lượng choresterol không nguy hiểm bằng việc dư thừa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa. Hai loại chất béo này mới thực sự là “kẻ thù” đối với sức khỏe con người.

Do đó, bạn hoàn toàn có thể ăn trứng thường xuyên, chỉ cần “làm chủ” được hàm lượng choresterol hàng ngày.

- Dầu thực vật:

Chúng ta thường được khuyến khích ăn dầu thực vật hơn mỡ động vật. Tuy nhiên, các loại dầu thực vật khác nhau chứa các loại chất béo khác nhau. Các loại dầu nhiệt đới như dầu dừa, dầu cọ chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa, nhất là khi ở nhiệt độ thường. Thay vào đó, bạn nên sử dụng dầu ô liu hoặc dầu hướng dương.

- Các loại quả mọng, rau nhiều màu sắc và chất chống oxy hóa:

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của chất chống oxy hóa có trong các loại quả mọng và rau quả nhiều màu sắc. Tuy nhiên, nó có thể gây hại cho cơ quan sinh lý nếu ăn ở mức quá nhiều.

- Quả hạch:

Quả hạch là thực phẩm tuyệt vời giúp cơ thể cung cấp protein thực vật và chứa chất béo không bão hòa. Tuy nhiên, bạn cần chú ý một số loại quả hạch có chứa sorbitol, là chất có thể làm tăng các tình trạng có cứng ruột kết và rối loạn hấp thụ fructozo.

- Nước ép rau quả:

Các loại nước ép được coi là “thần dược” cho sức khỏe, không những bổ sung nhiều dưỡng chất mà còn thuận tiện và dễ dàng hấp thụ. Tuy nhiên, sẽ không đảm bảo nó tốt cho sức khỏe nếu bạn có thói quen thêm vào nước ép nhiều đường hoặc mật ong.

- Gluten:

Gluten có trong lùa mì, yến mạch và lúa mạch. Ngoài tác dụng như chất phụ gia thực phẩm, gluten là nguyên nhân gây nên bệnh celiac và một số bệnh miễn dịch khác. Đối với những người mắc bệnh celiac nên tránh tiêu thụ thực phẩm chứa gluten.

Khánh Hằng

Forbes

Trở lên trên