Muốn có thành công đỉnh cao, phải dám thay đổi táo bạo: Trước khi bước ra khỏi vùng an toàn, nhất định bạn phải có 7 "vũ khí" lợi hại này để đạt được mọi mục tiêu
Sự chuẩn bị tốt nhất giúp bạn đạt được mọi thành công là sự chuẩn bị về tinh thần và năng lực.
- 06-05-2019Sau nhiều năm vật lộn dưới trướng của Steve Jobs rồi gặt hái hàng loạt thành công, nhà đầu tư mạo hiểm này rút ra 5 bài học "có tiền chưa chắc đã mua được"
- 05-05-20194 sự thật "phũ phàng" về thói quen dậy sớm bạn cần biết trước khi bắt đầu: Không nắm vững, đừng mơ tới thành công
- 04-05-2019Chỉ người thành công mới rút ra được 7 bài học "xương máu" này trước tuổi 35: Điều cuối cùng tuy khó nhưng bắt buộc phải nhớ!
Bạn có biết thời điểm tốt nhất để có những sự thay đổi và khởi đầu mới là khi nào không? Bất cứ khi nào bạn muốn, chắn chắn là như vậy! Chúng ta thường nói về việc đặt ra những mục tiêu mới, hình dung bản thân mình sẽ cải thiện và trở thành một phiên bản tốt hơn vào một ngày nào đó, nhưng dường như không bao giờ đặt ra môt thời điểm cụ thể. Những kế hoạch hoành tráng ấy sẽ mãi là kế hoạch hoặc mục tiêu sẽ “tan tành mây khói”.
Đôi khi nỗi sợ phải thay đổi ngăn cản bạn tiến về phía trước để làm những điều vĩ đại mà bạn hằng mong ước. Nỗi sợ có thể cải trang thành tiếng nói của lý trí, nhưng thật ra nó chỉ là sự e ngại thuần túy về việc phải thay đổi. Kết hợp nó là nỗi sợ đề ra mục tiêu của bạn và những điều bạn cam kết thực hiện, sự thay đổi mà bạn mơ tưởng sẽ chẳng bao giờ đến gõ cửa nhà bạn.
Tiếp cận sự thay đổi với một tâm trí mới mẻ và một thái độ tò mò
“Tại sao tôi lại muốn thay đổi” và "điều gì níu giữ tôi lại?” là hai câu hỏi thiết yếu bạn cần trả lời thật lòng để khám phá ra điều gì đứng sau sự thật rằng bạn chưa thể thực hiện những thay đổi mà mình mong muốn. Chính xác thì điều gì ngăn cản bạn thực hiện bước tiến đầu tiên? Hay gây rắc rối khi bạn đã bước được hai bước tiến đầu tiên? Nhiều người sợ rằng nếu họ thay đổi thì họ sẽ không còn là chính họ nữa.
Hãy ngồi xuống và ngẫm xem điều gì đã níu kéo bạn lại. Sau đó khám phá ra sự thay đổi mà bạn mong muốn. Quan sát, cảm nhận, lắng nghe, chạm, ngửi, và rồi hình dung ra sự thay đổi! Hình dung bản thân mình đang chạm tới thành công, tưởng khác biệt nhưng lại giống nhau không ngờ.
Làm quen với sự phát triển mới mà bạn hình dung cho đến khi cảm thấy ổn hơn. Sau đó, hãy tự cho bản thân 1 liều thuốc tự tin và làm những điều bạn mong muốn. Đừng để nỗi sợ thâu tóm cuộc sống của bạn. Hãy tiến về phía trước và thay đổi đi, từng bước nhỏ một.
Bạn muốn thay đổi nhiều đến thế nào?
Liệu việc thay đổi một điều gì đó sẽ làm thay đổi con người lẫn cuộc đời của bạn. Nếu bạn không thực hiện ngay thì sẽ khá khó khăn để thay đổi, vì bạn không có động lực thích hợp.
Một thái độ lưỡng lự không đủ để hình thành nên sự quyết tâm lâu dài. Khi một mặt bạn không thừa nhận việc muốn thay đổi, mặt khác bạn lại thất vọng ê chề khi không đạt được kết quả nào hết! Hãy bắt đầu bằng việc trung thực với với bản thân – điều bạn muốn có được và bạn muốn có được bao nhiêu?
Có trách nhiệm
Nếu mỗi lần bạn muốn thiết lập mục tiêu mới và thay đổi cuộc sống, bạn bắt đầu nghĩ về “trách nhiệm khác” của bạn, và rồi tự nhiên bạn sẽ làm nó trước và để công việc cá nhân lại ở đằng sau.
Nếu bạn nghĩ rằng tập gym là một sự phí phạm thời gian hoặc chiếm thời gian làm việc khác, nếu bạn tin rằng việc đăng ký một khóa học sẽ níu bạn khỏi một thứ khác trong cuộc sống mà bạn phải để tâm đến, thì bạn phải gánh quá nhiều trách nhiệm vụ với người khác rồi.
Vậy còn bản thân bạn thì sao? Vậy có trách nhiệm với lợi ích riêng của mình thay vì hi sinh cho lợi ích của người khác thì sao? Giống như cách bạn có trách nhiệm với người khác, bạn cần có trách nhiệm với chính bản thân - đầu tư và chăm sóc cho bản thân nhiều hơn và đảm bảo rằng bạn đáp ứng nhu cầu thay đổi và phát triển bản thân.
Những lời bao biện
Cái cớ “xưa như Diễm” mà mọi người có thể nghĩ ra khi bạn sợ phải thay đổi là “Tôi không có thời gian”. Sẽ tốt hơn nếu nói “Tôi không muốn làm việc gì cần phải thay đổi”. Điều đó sẽ đúng đắn, chân thành hơn và có thể cứu vớt bạn khỏi nhiều nỗi đau.
Thực tế là tất cả chúng ta đều có cùng 24 giờ mỗi ngày. Mỗi người trong chúng ta quyết định chi tiêu hoặc đầu tư thời gian theo chiều hướng tốt hoặc xấu. Hãy nghiêm túc với chính mình- nếu bạn muốn thực hiện những thay đổi này, bạn sẽ có thời gian để làm việc thôi, còn nếu không, bạn sẽ không chẳng có thời gian để làm gì cả.
Đối thoại với chính mình
Có thể bạn lên tiếng về những thay đổi bạn muốn thực hiện, có lẽ bạn đã nói với bạn bè về chuyện bạn muốn giảm cân, bắt đầu ăn uống lành mạnh hơn, sống khỏe mạnh hơn, kiếm một công việc tốt hơn, viết một cuốn tiểu thuyết nào đó, nhưng … Quan trọng là bạn muốn nói gì trong cuộc đối thoại nội bộ ấy.
Làm thế nào để bạn nói với chính mình? Bạn có sử dụng những từ ngữ tử tế, tràn đầy khuyến khích và sự lạc quan không? Hay bạn xấu hổ và tự dằn vặt bản thân vì những thất bại trong quá khứ? Bạn có thấy kì vọng hay tin rằng mình là người cam chịu không?
Hãy thay đổi cuộc đối thoại nội bộ của bạn, học cách nói chuyện với chính mình theo cách bạn muốn nói với người thân. Hãy tử tế, cổ vũ, khuyến khích bản thân và tự khen thưởng từng bước tiến mình đạt được. Hãy học cách ăn mừng những thành tựu nho nhỏ và tiếp tục tiến lên!
Thay đổi niềm tin cốt lõi của bạn
Để thay đổi hành vi và thái độ của mình, đầu tiên bạn cần phải thay đổi niềm tin cốt lõi của bạn về sự thay đổi; niềm tin cốt lõi này ở sâu trong tâm trí bạn, mà có thể tìm thấy ở một góc trong tâm hồn. Bạn cần thay đổi niềm tin cốt lõi đó bằng một điều gì đó lạc quan, vững vàng, tràn đầy sự hi vọng và khích lệ, thành một phương châm mạnh mẽ để nói rằng “Tôi xứng đáng và tôi có thể làm được”.
Nếu bạn tự hủy hoại bản thân mình bằng một niềm tin tiêu cực, với thái độ “Tôi không thể làm được/ Tôi không xứng đáng với điều đó”, bạn sẽ bị mắc kẹt theo lối mòn, bị xiềng xích trong những thói quen cũ, không hiệu quả và vô ích. Hãy tin rằng bạn quan trọng, và bạn xứng đáng là một phiên bản tốt nhất của chính mình.
Nghĩ đến 1 hình mẫu lý tưởng
Hãy nghĩ đến người đã đã trải qua những thay đổi tích cực, người đặt ra những mục tiêu, theo đuổi và thực hiện nó. Người đó là ai? Đặc điểm của họ là gì? Cái gì đã diễn ra trước và sau? Bạn có thể nói chuyện với họ không? Hãy tìm hiểu thêm về lối suy nghĩ, động lực, nỗi lo, niềm tin và kế hoạch của họ. Họ đã vượt qua chuyến hành trình của mình.
Nếu bạn không thể nói chuyện với họ thì hãy quan sát và hỏi họ những câu hỏi trên. Hãy tin tưởng vào bản thân mình. Họ làm được. Bạn cũng có thể làm được. Bạn luôn có thể làm được. Bạn sinh ra đã là người chiến thắng; chỉ là bạn chưa nhận ra đó thôi! Hãy tiến lên, hãy theo đuổi ước mơ của bạn, hãy bắt đầu bằng một bước tiến nhỏ theo hướng trái tim bạn mong muốn.
Thoughtcatalog