Muốn hiểu Trung Quốc, hãy nhìn vào ngành này
Từ năm 2014, Trung Quốc tuyên bố chuyển đổi đường lối phát triển kinh tế sang hướng tập trung vào tiêu dùng và dịch vụ. Tuy nhiên, quá trình này đã diễn ra đến đâu và như thế nào thì vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.
- 08-09-2016Trung Quốc: Các ngân hàng cắt giảm 25.000 việc làm, giảm 60% lương
- 07-09-2016Các ngân hàng Trung Quốc "bán mình" để giải quyết nợ xấu
- 07-09-2016Thị phần xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh
Bước sang thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức khó khăn và yêu cầu chuyển đổi. Tại hội nghị APEC năm 2014, chủ tịch Tập Cận Bình xác định đường lối phát triển của Trung Quốc tập trung vào tiêu dùng và dịch vụ. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận lớn nhà đầu tư trên thế giới vẫn không thể nắm bắt thực tế nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đã chuyển đổi được đến đâu và như thế nào.
Và đây chính là câu trả lời cho nhà đầu tư: hãy nhìn vào ngành thép!
Thép vẫn được coi là biểu tượng cho những gì tồi tệ nhất của nền kinh tế Trung Quốc. Một ngành công nghiệp nặng được nhà nước hỗ trợ, ngập sâu trong nợ nần, bị ảnh hưởng bởi Bắc Kinh. Đối với con mắt của người nước ngoài, thép Trung Quốc còn là thủ phạm bóp méo giá thị trường bằng cách xuất khẩu ồ ạt sản lượng dư thừa đến các thị trường khác trên thế giới, gây khó khăn cho những đối thủ người nước ngoài.
“Ngành thép vẫn duy trì vị thế của nó trong nền kinh tế bởi thép là nhân tố cần thiết cho cải cách”. Brian Jackson – nhà kinh tế cấp cao tại HIS Markit Bắc Kinh nhận định.
Trong tuần vừa qua, hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu đã kết thúc với lời kêu gọi cắt giảm sản lượng thép toàn cầu. Mặc dù G20 không đặc biệt nói lên tiếng nói của Trung Quốc, nhưng bản thân là quốc gia chủ nhà có sản lượng thép chiếm tới gần 1/2 tổng sản lượng trên toàn cầu – tăng từ 1/3 năm 2008, Trung Quốc cũng có đôi phần trách nhiệm với tuyên bố trên.
Trong vài năm trở lại đây, ngành thép Trung Quốc tăng cường sản lượng do dự đoán sẽ có một lượng cầu lớn trên toàn cầu tuy nhiên điều đó đã không xảy ra. Kết quả là một khối lượng lớn thép chất đống ở Trung Quốc trong khi lỗ ngày càng tăng. Tổng lỗ tại các công ty thép tăng khủng khiếp từ 678 triệu NDT năm 2014 lên 150 tỷ NDT năm 2015.
Lợi nhuận trước thuế ngành thép Trung Quốc.
Hơn nữa, thời hạn trái phiếu trung bình tính từ bây giờ chỉ còn 18 tháng và 82% số đó được sử dụng để bù vào nợ cũ thay vì hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh. Một số phần khác của nền kinh tế Trung Quốc cũng đang vật lộn trong cảnh nợ nần, nhưng ngành thép chiếm tỷ trọng đảo nợ cao nhất và thời hạn trung bình ngắn nhất.
“Điều đó cho thấy ngân hàng nhận định thép là một ngành nhiều rủi ro”. Jiming Zou, phó giám đốc và chuyên viên phân tích tại Moody Thượng Hải nhận định. Nhìn chung, Moody đánh giá thấp ngành thép châu Á trong đó bao gồm cả Ấn Độ, Nhật Bản và một số nơi khác.
Không còn nghi ngờ gì nếu đây là một ngành tư nhân – khủng hoảng nợ chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng điểm khác biệt ở đây là vai trò kiểm soát của chính phủ Trung Quốc trong nền kinh tế. Ngành thép không nhất thiết phải bị sụp đổ mà có lẽ chỉ như một phép thử.
Trung Quốc đang ở giai đoạn giữa của quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ sản xuất sang tiêu dùng. Chính vì vậy, chính phủ cần điều tiết làm sao cho cân bằng giữa cắt giảm sản lượng ngành thép với duy trì cân bằng xã hội bao gồm việc làm và doanh thu thuế tại các khu vực có nhà máy.
Vừa qua, hai gã khổng lồ ngành thép là Baosteel và Wuhan Iron & Steel đã tiến hành đàm phán tái cấu trúc, có khả năng hợp nhất 2 công ty thép có sản lượng lớn thứ 5 và 11 thế giới.
Với phương án này, ngành thép Trung Quốc có thể giảm sản lượng và nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên, chính phủ vẫn đang tích cực hỗ trợ những ngành bên bờ đổ vỡ. “Trung Quốc đã không chuyển đổi kinh tế như kế hoạch bởi ngành thép vẫn nhận được biện pháp kích thích”. Atul Lele – giám đốc đầu tư tại Deltec International nhận định.
Trung Quốc đã từng hứa hẹn sẽ cắt giảm 45 triệu tấn thép trong năm nay, nhưng đến tháng 7 quốc gia này mới chỉ đạt được 47% mục tiêu đề ra. Báo cáo của chính phủ cho biết.
“Trung Quốc nói là một chuyện, Trung Quốc làm lại là một chuyện khác”. Leland Miller – sáng lập viên kiêm chủ tịch China Beige Book International cho biết.