Muốn kiếm được nhiều tiền, trước hết phải học cách suy nghĩ như người giàu: 3 kiểu tư duy điển hình của người "đứng đầu thiên hạ"
Tác giả của cuốn "Từ điển tiếng Anh" đầu tiên Samuel Johnson từng nói: "Người vừa biết tiêu tiền lại vừa biết kiếm tiền là người hạnh phúc nhất thế gian. Bởi vì họ có thể cùng lúc hưởng thụ hai niềm vui."
- 21-07-202110 quy tắc kiếm tiền của người Do Thái: Tiêu nhiều tiền cho thứ mang lại lợi ích nhỏ là cách làm của kẻ ngốc!
- 20-07-2021Điều bí mật để trở nên giàu có: Nhìn lại cách tỷ phú Jeff Bezos kiếm tiền để hiểu đâu là mấu chốt để thành công
- 20-07-2021Liệu chỉ "nằm không" có kiếm được tiền? Đáp án là "Có", nhưng trước khi làm được bạn cần biết 3 điều tối quan trọng!
"Có nên nói cho con biết rằng việc kiếm tiền rất khó khăn không?"
Một blogger từng chia sẻ câu chuyện của mình về vấn đề này. Trong một lần đi viện, anh nhìn thấy cảnh một người mẹ dù tay đang truyền nước nhưng vẫn luôn miệng đốc thúc cậu con trai ngồi bên cạnh học bài. Nhưng cậu bé chỉ nói bài khó quá không biết làm và bỏ đó ngồi chơi điện thoại.
Một lát sau, bố cậu bé bước vào trong bộ dạng quần áo còn lấm lem bùn đất. Nhìn thấy cảnh con không học ngồi chơi điện thoại, người bố tức giận giật điện thoại và lớn tiếng mắng con: "Mày không biết mình đang đứng bét lớp à? Không biết tao với mẹ mày phải cực khổ ra sao để kiếm tiền nuôi mày ăn học à? Chơi điện thoại giúp mày kiếm ra tiền nuôi thân và mua nhà mua xe à?"
Khi nghe những lời này, anh blogger chợt nhớ lại ký ức tuổi thơ của mình. Anh nhớ mẹ anh cũng từng nói rằng, kiếm tiền không dễ, nhà chúng ta lại nghèo nên con phải hiểu chuyện. Nhờ vào lời của mẹ, mà anh luôn cố gắng tự lập, chăm chỉ và cẩn thận trong công việc. Nhưng mặt khác, anh lại có tâm lý tự ti. Anh thường không tự tin khi làm việc và hay nghi ngờ, phủ nhận bản thân.
Khi giáo dục cho con cái về đồng tiền, các bậc cha mẹ thường mắc phải một trong hai sai lầm sau.
Sai lầm số một: Kiểu dạy con phải thỏa mãn nhu cầu của mình muốn gì được nấy mà không cần nghĩ đến hậu quả.
Sai lầm số hai: dậy con sống kham khổ nhưng dưới danh nghĩa là rèn tính tiết kiệm và tính tự lập.
Thực ra, cách tốt nhất để dạy con về đồng tiền là cha mẹ hãy nói cho con biết sự thật về việc kiếm tiền và phân tích kỹ mối quan hệ đó.
Cụ thể, cha mẹ nên nói cho con biết, mình đang dựa vào gì để kiếm tiền? Giải thích cho con tại sao lại như thế? Rồi hỏi con có muốn sống một cuộc sống như thế không?
Học cách đối mặt với tiền bạc và cuộc sống một cách lý trí và khách quan. Không phóng đại giá trị của đồng tiền hay những khó khăn của cuộc sống. Chỉ có như thế, chúng ta mới có thể nhẹ nhàng đối mặt và tận hưởng cuộc sống.
(1)
Tôi có một cô bạn thân năm nay đã 35 tuổi. Hiện giờ, cô ấy vẫn đang độc thân. Với khoản thu nhập 8 con số mỗi tháng, cộng thêm bản thân không có khoản nợ nào, chắc hẳn ai cũng nghĩ cô ấy có một cuộc sống dư dả. Nhưng lạ thay, cô luôn rơi vào tình trạng không xu dính túi mỗi khi đến cuối tháng.
Ngày thường, ngoài đi làm ra, cô có hai sở thích lớn nhất là cày phim và mua sắm online. Cô còn có câu cửa miệng quen thuộc: "Phụ nữ phải biết yêu bản thân. Nếu mình không tự yêu lấy mình thì lấy ai yêu mình bây giờ". Thế rồi cô ấy chọn yêu bản thân bằng cách đốt tiền vào mua sắm.
Khi áp lực nhiều, cô cần mua đồ để cho mình bớt căng thẳng;
Khi được khen thưởng, cô ấy cũng cần mua thứ gì đó để tự thưởng cho mình;
Khi béo, cô ấy cần mua nhiều loại sản phẩm giảm cân;
Khi gầy, cô ấy cần muốn mua quần áo mới để khoe dáng chuẩn của mình…
Lâu dần, tôi phát hiện ra rằng lý do lớn nhất làm cô ấy tiêu tiền như nước chính là để bù đắp lại những thiếu thốn ở thời tuổi thơ.
Cô là con thứ trong một gia đình có ba người con. Trên cô có chị cả và dưới cô là cậu em trai út. Em trai là người hay được chăm chút ăn mặc đẹp nhất trong nhà. Chị gái là con cả trong gia đình nên quần áo chị mặc đều là quần áo mới. Cô thường mặc lại quần áo cũ của chị và chỉ được mua đồ mới vào dịp lễ tết.
Ngày đó, khi muốn mua bất cứ thứ gì kể cả có là đồ dùng học tập, cô cũng phải đợi đến lúc chị gái hoặc em trai muốn mua thì cô mới được mua. Cô thường phải tìm những lý do bất khả kháng thì may ra mới được bố mẹ chấp thuận cho mua đồ.
Do vậy, trong đầu cô đã hình thành nên một ý nghĩ: "Đợi mình lớn rồi, muốn mua gì thì mua, không cần phải nhìn sắc mặt của người khác."
Sau khi đi làm, hầu như toàn bộ thu nhập của cô đều đổ vào quần áo, mỹ phẩm, những thứ mà luôn được coi là niềm vui của con gái. Cô không có bất cứ khoản tích lũy nào cũng không hề có suy tính gì cho tương lai. Mấy năm gần đây, cô nghĩ đến việc sẽ không kết hôn và bắt đầu có chút lo nghĩ về cuộc sống tuổi già.
Không mua được nhà, biết sống ở đâu?
Không có tiền tiết kiệm, tiền hưu trí liệu có đủ để trang trải chi phí viện dưỡng lão không?
Các nhà tâm lý học phát hiện, những người trưởng thành hay gặp vấn đề về tiền cũng chính là những người luôn rơi vào tình cảnh túng thiếu. Đa phần đểu là do họ có ba quan niệm sau:
Một là nghĩ kiếm tiền vô cùng vất vả. Mình phải rất khổ mới kiếm được nhiều tiền. Từ đó, họ mang theo trong mình nỗi sợ về tiền bạc.
Hai là không dám nhìn thẳng vào giá trị của đồng tiền. Những người này thường tự an ủi mình là tiền không quan trọng, có tiền cũng không mua được niềm vui.
Ba là cho rằng tiền là rủi ro. Những người này họ chỉ tin tiền nằm trong ngân hàng mới là an toàn tuyệt đối. Do đó, họ thường sợ và ít khi đem tiền đi đầu tư hoặc vay mượn.
(2)
Tác giả của cuốn "Từ điển tiếng Anh" đầu tiên Samuel Johnson từng nói: "Người vừa biết tiêu tiền lại vừa biết kiếm tiền là người hạnh phúc nhất thế gian. Bởi vì họ có thể cùng lúc hưởng thụ hai niềm vui."
Cuốn sách "Dùng tiền đẻ ra tiền: Cẩm nang tài chính đầu tiên của bạn" là một cuốn sách sẽ dạy bạn cách kiếm tiền. Với ngôn ngữ đơn giản súc tích, tác giả đã biến những nội dung khô khan như cổ phiếu, bảo hiểm, vàng, ngoại hối, trái phiếu, dự trữ,…trở nên sinh động gần gũi. Tất cả các phương pháp được đưa vào sách đều mang tính ứng dụng cao. Chỉ cần nhìn là hiểu, học là biết, bắt tay vào là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Cuốn sách đã nhắc tới ba kiểu tư duy giúp bạn nắm được quyền tự do tài chính của một người. Đầu tiên là tư duy biết tôn trọng đồng tiền. Người tôn trọng đồng tiền là người không bao giờ có những khoản chi vô ích. Mỗi một đồng tiền bỏ ra đều sẽ có lý do riêng của nó. Việc tiêu tiền luôn nằm trong tầm kiểm soát của bản thân.
Những biểu hiện không biết tôn trọng đồng tiền như không phân chia và không ghi chép lại chi tiêu theo từng mục, không có mức dự toán chính xác cho từng mục chi tiêu, không có kế hoạch tài chính theo năm dựa trên mức thu nhập, chi tiêu và đầu tư của bản thân. Đây chính là những điều sẽ làm bạn nghèo càng thêm nghèo.
Thứ hai là tư duy tiêu dùng mà không cần quan tâm đến sự tiêu dùng của người khác. Những người khác mặc quần áo gì, đi xe nào vốn chẳng hề liên quan đến bạn. Người biết kiểm soát chi tiêu cá nhân sẽ hiểu, bất cứ xu hướng hay phong cách nào đều chỉ là nhất thời và sẽ sớm bị thay thế. Việc đổ tiền để chạy theo xu hướng vốn không phải là sự lựa chọn thông minh. Do đó, họ sẽ không bị cuốn vào "cuộc chạy đua tiêu tiền" với những người xung quanh, để rồi vừa mất tiền mà cũng mất vui.
Cuối cùng là tư duy đa dạng hóa nguồn đầu tư. Đừng bao giờ bỏ hết trứng vào một giỏ. Tư duy đầu tư thường thấy ở người giàu chính là tiết kiệm thu nhập và đầu tư tiền tích kiệm vào nhiều loại hình đầu tư khác nhau. Những người này thường tự tin vào chiến lược đầu tư của mình. Bởi vì, họ đã dành nhiều thời gian hơn so với người khác để đi nghiên cứu và học hỏi về đầu tư. Họ rất hiếm khi dựa vào các cố vấn tài chính. Tài khoản hưu trí và bất động sản là những loại hình đầu tư ưa thích của họ.
(3)
Một người liệu có thể kiếm được bao nhiêu tiền? Số tiền một người kiếm ra không chỉ được quyết định bởi sự chăm chỉ cần cù mà còn đến từ sự lựa chọn và nhận thức của họ. Cho dù bạn đang làm nghề gì, hãy nhớ đừng chỉ nhìn vào những con số và lợi ích trước mắt. Hãy tập cho bản thân hình thành thói quen quản lý tốt tài chính cá nhân. Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết cách kiểm soát chi tiêu cá nhân và gia đình cũng như thiết lập kế hoạch tài chính phù hợp.
Cuốn sách "Dùng tiền đẻ ra tiền" đã chỉ ra sáu thói quen tốt để thực hiện quản lý tài chính cá nhân. Một là chi tiêu hợp lý. Hai là phải để ra một khoản tiền tích kiệm mỗi tháng. Ba là kiên trì ghi chép chi tiêu mỗi ngày. Bốn là chỉ dùng một thẻ tín dụng. Năm là đem tiền nhàn rỗi đi đầu tư. Sáu là bảo vệ hồ sơ tín dụng cá nhân.
Trên cơ sở này, tác giả đã phân tích chi tiết về 12 biện pháp cơ bản để thực hiện quản lý tài chính cá nhân. Bên cạnh đó, tác giả cũng giải đáp nhiều câu hỏi như: Làm thế nào để lựa tìm ra hình thức đầu tư phù hợp nhất? Có những cách nào để huy động vốn? Làm thế nào để xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân cho từng giai đoạn? Cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn những khái niệm cơ bản và mức độ rủi ro về các sản phẩm tài chính. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn về đầu tư và quản lý tài chính.
Doanh nghiệp và tiếp thị