Muốn kiếm được nhiều tiền, trước tiên phải chịu bỏ đi 3 thứ: Ai dám hy sinh thì sớm hay muộn cũng trở nên giàu có
Không có thứ gì tự nhiên đến. Một người muốn làm giàu thì phải học cách chấp nhận đánh đổi, hy sinh.
- 11-03-2023Quen biết 100 người giàu nhất thế giới giúp tôi "học lỏm" 4 mánh tài tình, đem lại khối tài sản khổng lồ
- 09-03-2023Không phải siêu xe, 61% người giàu lựa chọn 3 thương hiệu ô tô này: Tư duy khác biệt lý giải vì sao họ trở nên giàu có
- 02-03-2023Bị chê "kém tài", con trai Beckham thực chất âm thầm ẵm túi hơn 100 tỷ chỉ trong 1 năm từ việc này
- 28-02-2023Một CLB độc quyền cho phép bạn ở tại hàng loạt khách sạn nghỉ dưỡng hạng A, bay chuyên cơ, thuê du thuyền đi cả thế giới
Ai không muốn có một cuộc sống giàu có? Tuy nhiên, từ mong muốn đến thực tế là cả một quá trình, không chỉ cần có những năng lực và kỹ năng cần thiết mà còn phải vượt qua nhiều khó khăn.
Để đạt được thành công, quá trình đó nhất định không thiếu gian khổ. Bạn phải dành thời gian và nỗ lực để phát triển kỹ năng, công việc và kinh doanh của mình, không đủ thời gian để nghỉ ngơi hay giải trí. Bạn cũng phải chăm sóc sức khỏe để duy trì sự năng động và sự tập trung, thường xuyên phải rèn luyện cơ thể. Bạn cũng không thể thiếu tiền bạc, của cải để mở rộng kinh doanh và tạo ra những cơ hội.
Nhưng hơn hết, có 3 thứ sau đây bạn buộc phải từ bỏ thì mới có thể đi được càng xa.
1. Bỏ đi cái tôi
Albert Einstein từng nói: “Cái tôi và sự hiểu biết tỉ lệ nghịch với nhau. Hiểu biết càng nhiều, cái tôi càng nhỏ. Hiểu biết càng ít, cái tôi càng lớn”.
Những cá tính và bản chất thật sự làm nên cái tôi rất riêng của mỗi con người. Nhờ có điều đó mà chúng ta mới trở nên khác biệt, tìm ra những lẽ sống riêng của bản thân. Tuy nhiên, khi bạn nuôi cái tôi quá lớn, bạn sẽ phải đối mặt với những phiền phức trong cuộc sống công việc, thậm chí đánh mất cơ hội để thành công.
Vì trên thực tế, cái tôi quá lớn sẽ cản trở quá trình mọi người tự nhìn nhận những sai lầm về mình. Trong bất kỳ một công việc nào, người sở hữu cái tôi cao sẽ luôn cho bản thân là người đúng. Do đó, họ chẳng bao giờ chịu lắng nghe người khác.
Điều này sẽ khiến cuộc sống họ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, khi bản thân chẳng có được một tư duy mở để có thể lắng nghe một cách tích cực những góp ý từ người khác.
Đặc biệt, Với những người không chịu cúi đầu thì việc chấp nhận mình thua kém người khác cũng là việc vô cùng khó khăn. Sự kiêu hãnh trong bản tính của họ sẽ dẫn đến những xung đột khi người xung quanh giỏi giang, xuất chúng hơn.
Dần dần, nó sẽ khiến tất cả các mối quan hệ dần rời xa. Sự bền vững của tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống hay các cơ hội để “đổi đời” cũng vuột khỏi tầm tay.
2. Bỏ đi sự tham lam vượt quá năng lực
Ai trong chúng ta cũng có những tham vọng cho riêng mình. Chẳng hạn như, có người muốn kiếm thật nhiều tiền, có người khát khao thành công, có người đam mê quyền lực, có người muốn có vốn tri thức hơn người… Vấn đề là tham vọng đó tích cực hay tiêu cực, có nằm trong khả năng của bản thân hay không.
Khi chưa có gì, chúng ta mong mỏi mình có cuộc sống tốt hơn, đầy đủ hơn, lúc ấy sẽ mãn nguyện. Nhưng đến khi có được sự ổn định đó, ta lại muốn giàu có hơn, sung túc hơn nữa. Cứ thế, lòng tham lớn dần với những nhu cầu vô hạn.
Có người không kiểm soát được lòng tham, từ đó sinh ra mưu mô, gian xảo và tìm mọi cách để đoạt được điều mình muốn dù phải dẫm đạp lên người khác. Họ sẵn sàng làm tất cả để có nhà lầu, xe hơi, tiện nghi đầy đủ.
Đó cũng là lúc họ đánh mất lý trí, đánh mất cả cuộc đời. Vì dù có làm gì, bí mật đến nhường nào, rồi cũng có lúc sự thật được phơi bày ra ánh sáng. Từng người phải luôn luôn đối diện với chính mình, luôn luôn tỉnh thức để không bị ngũ dục – tài, sắc, danh, thực lôi kéo.
Người ta cần chú ý tiền nào nên kiếm và tiền nào không nên kiếm, đồng thời tuân thủ pháp luật và lựa chọn con đường phù hợp với khả năng của bản thân. Việc bỏ đi lòng tham và biết chọn lựa là điều cần thiết để đạt được thành công.
3. Buông bỏ muộn phiền và do dự
Những người hay do dự thường có một điều rất lạ: Họ chưa bắt đầu, nhưng họ lại sợ kết thúc. Họ luôn lấy “cẩn tắc vô ưu” làm cái cớ, để ngụy biện cho sự chần chừ của mình. Nhưng cẩn thận quá lại sinh ra do dự, chần chừ do dự nhiều thành thói quen. Khi đó họ liên tục đánh mất nhiều thời gian và cơ hội.
Thay vì “trói chặt” bản thân trong những điều tiêu cực, hãy nhìn nhận vấn đề theo hướng lạc quan và tích cực. Công việc nào mà không có khó khăn thử thách. Công việc nào mà chẳng có gian nan. Nếu bạn thực hiện, bắt tay vào làm thì chắc chắc bạn sẽ đối mặt với nó. Nhưng sau mỗi lần đối mặt khó khăn sẽ cho bạn kinh nghiệm và càng tiến gần đến thành công.
Trong cuộc sống cũng vậy, nếu để sự tiêu cực lấn át, bạn rất dễ đánh mất động lực để thực hiện bất kỳ điều gì. Từ đó, bạn sẽ trở nên mệt mỏi với thế giới và không ngừng hoài nghi, lo sợ thất bại, và dễ dàng từ bỏ mục tiêu của mình. Nếu không loại bỏ những cảm giác chán nản này, bạn khó có thể đương đầu với áp lực trong tương lai.
Hãy trở về với thực tế và giữ thái độ tích cực để thúc đẩy động lực và thay đổi cách nhìn của bạn về cuộc sống. Tối thiểu, bạn sẽ không bị ám ảnh bởi quá khứ và luôn nuôi dưỡng hy vọng và khát khao tương lai. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể khám phá được nhiều cơ hội hơn và tìm ra cách riêng để thành công.
*Nguồn: Toutiao
Thể thao & Văn hóa