Mỹ mời Việt Nam đối thoại với "Bộ tứ kim cương" để tái cấu trúc chuỗi cung ứng
Để dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, Mỹ đang lên kế hoạch thành lập "Mạng lưới kinh tế thịnh vượng" bằng cuộc đối thoại nhóm "Bộ tứ kim cương"(Nhóm QUAD), gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand.
- 12-05-2020CEO Brand Finance châu Á – Thái Bình Dương: Việt Nam không bao giờ được phép lãng phí một cuộc khủng hoảng như Covid-19!
- 12-05-2020Báo Trung Quốc nói gì về chính sách khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi và sinh con sớm của Việt Nam?
- 12-05-2020Tâm sự hai vợ chồng giáo viên người Mỹ ở Việt Nam: Người Việt Nam vẫn rất thân thiện với khách quốc tế, miễn là bạn có ý thức đeo khẩu trang và không bất cẩn
Thời gian gần đây, nhóm 4 quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương, bao gồm Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ đã chính thức nối lại cuộc đối thoại 4 bên sau 10 năm gián đoạn, nhóm đã nâng cấp thành đối thoại của các ngoại trưởng. Vào ngày 20/3, nhóm "Bộ tứ kim cương" đã mời thêm 3 quốc gia khác gồm Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand cùng thảo luận, nhóm mới này được tờ India Times gọi là "Bộ tứ mở rộng" (QUAD Plus).
Các quan chức ngoại giao từ các quốc gia đã tập trung thảo luận về vấn đề nóng nhất: COVID-19, cũng như bàn thảo phương thức chống lại sự lây lan của đại dịch. Trên trang chủ của tổ chức Heritage (chuyên đăng tải các cuộc đối thoại ngoại giao của Mỹ), nội dung cuộc đối thoại chỉ xoay quanh về COVID-19, nhưng các phóng viên thạo tin của Reuters (Anh) và Đài Truyền hình CGTV (Trung Quốc) đã chỉ ra rằng, "giảm thiểu tác động lên kinh tế toàn cầu" mới chính là vấn đề mấu chốt của cuộc đối thoại Bộ tứ mở rộng
Để khẳng định cho nguồn tin này, Reuters dẫn lời phát biểu của ông Mike Pompeo, Ngoại trưởng Mỹ, trên sóng truyền hình CNN về việc mở rộng thành viên đối thoại: "Chúng tôi đang làm việc cùng những người bạn để thúc đẩy phát triển chung kinh tế toàn cầu".
Động thái của Mỹ và nhóm Bộ tứ mở rộng khiến truyền thông thế giới dậy sóng. Reuters hàm ý, Mỹ đang hướng đến việc xây dựng nhóm quốc gia "Mạng lưới kinh tế thịnh vượng", còn Đài Truyền hình CGTV của Trung Quốc cho rằng, Mỹ đang đặt ra mục tiêu chuyển dịch chuỗi cung ứng rời khỏi Trung Quốc càng nhanh càng tốt.
Reuters nhận định, chưa rõ những quốc gia nào sẽ nằm trong Mạng lưới kinh tế thịnh vượng, tuy nhiên, theo ông Pompeo đề cập, chính quyền Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, Hàn Quốc, New Zealand, Úc, Ấn Độ và Nhận Bản, thì đây sẽ là những quốc gia được Mỹ hướng đến nhằm tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.
Từ trước đến nay, các chuỗi cung ứng như nguyên liệu dược phẩm, thực phẩm, các thiết bị y tế, thiết bị điện tử... của Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc. Tờ Wall Street Journal chỉ ra rằng, COVID-19 đã phơi bày việc lệ thuộc của Mỹ vào nguồn cung ứng dược liệu thuốc, khi các nhà máy ở Trung Quốc đóng cửa, thì thị trường dược phẩm của Mỹ rơi vào tình trạng đóng băng. Do đó, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cần phải nhanh chóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc.
Bản tin kinh tế ngày 4/5 của Reuters cũng nhấn mạnh, Mỹ đang thúc đẩy các sáng kiến rút chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Reuters dẫn lời một nhà phân tích giấu tên, Mạng lưới kinh tế thịnh vượng là phương án đa phương đầy bất ngờ của Mỹ.
Trước động thái của Mỹ, CGTV đăng tải bài góc nhìn của Chuyên gia phân tích chính trị Andrew Korobko (Nga) vào ngày 4/5: "COVID-19 chỉ là cái cớ để Mỹ thực hiện cuộc dịch chuyển, và là cơ sở để Mỹ thúc đẩy kế hoạch xây dựng Mạng lưới kinh tế thịnh vượng. Kế hoạch "Mỹ và những người bạn" như ông Pompeo phát biểu là tín hiệu cho cuộc chuyển dịch bắt đầu.
Trong khi đó, Nikkei đăng tin độc quyền về việc Apple sẽ sản xuất khoảng 3 đến 4 triệu tai nghe không dây (Airpods) tại Việt Nam ngay trong quý 1/2020. Phải chăng Mạng lưới kinh tế thịnh vượng đã bắt đầu được kích hoạt?
QUAD – gọi tắt của Đối thoại an ninh bốn bên, gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ, được Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra vào năm 2007. QUAD tập trung thảo luận hợp tác các vấn đề kinh tế, quân sự và được giới phân tích nhận định, làm đối trọng với sức ảnh hưởng của Trung Quốc.