Mỹ muốn phá bỏ quyền lực khủng khiếp của bộ ba Google - Facebook - Amazon, Bill Gates lên tiếng: Không nên hủy hoại các gã khổng lồ công nghệ, họ sáng tạo và hợp pháp!
Vào đầu những năm 2000, Microsoft từng thoát cảnh phải chia tách vì bị chính phủ Mỹ kiện liên quan đến vấn đề độc quyền.
- 03-09-2019Trước khi lên đại học không có nổi chiếc máy tính xách tay, xa lạ với công nghệ nhưng CEO Google nghĩ "chính thế lại hay"
- 01-09-2019Họa sĩ Bùi Xuân Phái được vinh danh trên Google: Danh họa Đông Nam Á nổi tiếng bậc nhất thế kỷ 20
- 28-08-2019Google chuyển dây chuyền sản xuất smartphone Pixel từ Trung Quốc sang Việt Nam
- 20-08-2019Tỷ lệ chọi khó như trúng xổ số nhưng đây là trường ĐH "đáng giá từng xu" bậc nhất nước Mỹ: Cái nôi của loạt tên tuổi sừng sỏ như CEO Google, Yahoo, Netflix
Tỷ phú Bill Gates từng có không ít kinh nghiệm liên quan đến các cuộc điều tra chống độc quyền và ông không cho rằng việc giải tán các công ty công nghệ lớn nhất của Mỹ như một số chính trị gia đề xuất là ý tưởng nên thực hiện.
Nhà đồng sáng lập và cựu CEO của Microsoft từng có nhiều năm đấu tranh với Bộ Tư pháp Mỹ vào cuối những năm 1990 trong một vụ kiện chống độc quyền. Đây là một vụ kiện kịch tính bởi một bên là một trong những người giàu nhất hành tinh và bên còn lại là một trong những cơ quan quyền lực nhất thế giới.
Theo đó, Bộ Tư pháp cho rằng người tiêu dùng và nhà sản xuất máy tính có quyền lựa chọn các phần mềm mà họ muốn cài đặt trên máy tính cá nhân của mình. Hành động nay sẽ bảo vệ sự sáng tạo bằng cách đảm bảo rằng bất kỳ đơn vị nào phát triển một chương trình phần mềm cũng có cơ hội cạnh tranh công bằng trên thị trường. Trong khi đó, trình duyệt Internet Explorer tích hợp sẵn trên hệ điều hành Windows được cho là để Microsoft duy trì sự thống trị của mình. Mặc dù vậy, cuối cùng, kết quả là Microsoft vẫn nguyên vẹn và không hề bị chia tách.
2 thập kỷ sau, Microsoft trở thành một trong số ít các công ty công nghệ lớn của Mỹ không chịu sự giám sát theo quy định tại Washington. Bộ Tư pháp và Ủy ban Thương mại Liên bang cùng đồng ý rằng 3 gã khổng lồ công nghệ từ Google, Facebook đến Amazon đều đã trở nên quá lớn và quyền lực. Thậm chí, Thượng nghị sỹ Elizabeth Warren, một ứng cử viên Tổng thống đã đưa ra kế hoạch chi tiết về cách bà sẽ giải tán bộ 3 gây tranh cãi này.
Về phần mình, tỷ phú giàu thứ 2 thế giới không đồng ý. Ông chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg: "Bạn phải thực sự cân nhắc xem đây có phải là điều tốt nhất không. Thay vào đó, bạn chỉ nên nói rằng hành vi nào đó của một công ty là sai trái và cần bị cấm. Giải tán hay chia tách một công ty không phải là giải pháp".
Trước đây, Microsoft đã tránh được tình trạng này khi tòa phúc thẩm liên bang đảo ngược phán quyết của tòa án cấp thấp hơn yêu cầu chia tách công ty. Và sau đó, họ đã trở lại vị trí hàng đầu, thậm chí là có thời điểm vượt mặt Apple và Amazon để trở thành công ty có giá trị nhất của thị trường chứng khoán.
Các nhà lập pháp Mỹ, những người đang lãnh đạo cuộc điều tra chống độc quyền đã yêu cầu một số công ty Internet lớn cung cấp thông tin chi tiết về các thương vụ mua lại, hoạt động kinh doanh, điều hành và kiện cáo trước đó. Ngoài ra, khách hàng của những công ty này cũng được hỏi thông tin về ứng dụng di động, mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin, điện toán đám mây và nhiều vấn đề liên quan khác. Có thể nói, hầu như mọi khía cạnh kinh doanh của các công ty đều được điều tra cặn kẽ.
Bill Gates nói: "Đây là một biện pháp khá hạn chế và theo tôi, chia tách công ty không phải câu trả lời thỏa đáng. Những công ty này đều rất lớn và quan trọng. Sự giám sát chống độc quyền của Microsoft đã khiến chúng tôi suy nghĩ sâu sắc hơn về nhiều vấn đề. Theo quan điểm của tôi, Google hay Amazon đều làm không ít việc sáng tạo và hoạt động hoàn toàn hợp pháp".
Trí thức trẻ