Năm 2018, chi phí sản xuất ô tô ở Việt Nam có thể tăng thêm 20% so với Thái Lan, Indonesia?
“Vấn đề của ngành sản xuất ô tô Việt Nam hiện nay là quy mô thực sự nhỏ”, ông Sumito Ishii, trưởng nhóm Công tác Công nghiệp Ô tô – Xe máy của cho biết tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2017.
- 17-06-2017Đại gia ô tô trong nước xin miễn thuế linh kiện để giảm giá xe
- 16-06-2017"Không chỉ có phương án B, Việt Nam có hẳn C, D, E và F để tiếp nối cho câu chuyện đáng kinh ngạc về thương mại toàn cầu"
- 16-06-2017Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Giải quyết vấn đề "lệch pha" giữa khối FDI và trong nước không bằng cách làm doanh nghiệp FDI yếu đi
- 16-06-2017Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản: Chi phí lao động ở Việt Nam ngang bằng với Thái Lan
Ông Sumito Ishii cho biết, quan điểm của các nhà sản xuất ô tô, các nhà cung cấp linh kiện là quy mô ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thật sự còn rất nhỏ.
Vì vậy, cho đến nay, Việt Nam không có sự gia nhập đầy đủ của các công ty cung cấp linh kiện ô tô toàn cầu vào thị trường.
“Họ không thể đầu tư mà không có kế hoạch kinh doanh rõ ràng. Trong khi đó, đầu tư vào đây, họ chưa trả lời được câu hỏi có duy trì hay tăng sản lượng sản xuất không, khi nào tăng và tăng bao nhiêu. Chưa đủ cơ sở cho họ xem xét đến hoạt động xuất khẩu”, ông Sumito giải thích.
Ông cũng trình bày rằng các doanh nghiệp làm ô tô, xe máy đang phải chịu những bất lợi lớn vì quy mô hiện tại. Cụ thể, các nhà sản xuất trong nước đang phải chịu thêm chi phí đóng gói, logistics và thuế nhập khẩu. Điều này đã khiến chi phí sản xuất xe trong nước cao hơn xe lắp ráp tại Thái Lan hoặc Indonesia.
“Khoảng cách về chi phí sản xuất có thể lên tới hơn 10 – 20% sau khi bỏ thuế quan trong khối ASEAN vào năm 2018”, ông Sumito cảnh báo.
Để giúp mở rộng sản xuất xe trong nước, ông Sumito đề nghị Việt Nam cần tổ chức các cuộc họp hàng tháng với doanh nghiệp để cùng thảo luận các dự thảo chính sách cho ngành ô tô và báo cáo tiến độ lên Thủ tướng Chính phủ thường xuyên hơn.
Một đề xuất khác là các nhà xây dựng chính sách nên tiếp tục làm việc với doanh nghiệp để tìm giải pháp thu hẹp khoảng cách chi phí, giảm áp lực cạnh tranh liên doanh ô tô trong năm 2018.
Đại diện Bộ Công thương, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đã đưa ra phải hồi. Theo đó, Bộ đã có xuất với Chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ cho ngành công hiệp ô tô, ngành công nghiệp hỗ trợ, ví dụ như Quyết định 68 về hỗ trợ, phát triển ngành này.
“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường đối thoại giữa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, chúng tôi sẵn sàng bàn bạc trong bối cảnh thuế nhập khẩu về 0%, để làm sao bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng công bằng".