Nắm rõ 5 ĐIỀU trước tuổi 30 để tích lũy tài sản, tiền đẻ ra tiền: Áp dụng ngay bây giờ để tự do tài chính không còn quá xa vời
Người xưa có câu: “Tam thập nhi lập”. Đến ngưỡng tuổi 30, chúng ta bắt buộc phải học được cách xác định mục tiêu và phương hướng để phát triển tương lai. Đây là thời khắc quan trọng trong đời để lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho tương lai của mình.
- 08-12-2021Sau 45 tuổi, có 8 đặc điểm trường thọ đại biểu sức khỏe vô cùng dẻo dai, ai sở hữu trên 5 điều thì xin chúc mừng
- 02-12-2021Một loại rau rẻ bèo ở Việt Nam nhưng có tác dụng hạ đường huyết vượt trội, chữa ngay mỡ máu cao
- 27-11-20215 dấu hiệu khác thường trong miệng cảnh báo nguy cơ đường huyết rất cao nhưng nhiều người chẳng hề hay biết
Ở tuổi 30, có người cho rằng đây là khoảng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời của một người, đồng thời cũng là một giai đoạn của sự thay đổi. Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn, giai đoạn tuổi 30 cũng là thời điểm thích hợp để bạn nắm rõ 5 chìa khóa quan trọng sau đây:
Biết chắc chắn bạn đã tiêu bao nhiêu tiền mỗi ngày
Để kiểm soát tình trạng tài chính của bản thân, nắm rõ mình đang chi tiêu vào các khoản nào là điều đầu tiên cần phải nắm rõ. Việc thống kê chi tiêu định kỳ sẽ giúp bạn hiểu rõ thói quen sinh hoạt tiền bạc, qua đó tìm ra cách điều chỉnh phù hợp. Thời gian thống kê theo từng ngày hoặc từng tuần sẽ đem tới hiệu quả tốt nhất.
Một trong những phương pháp quản lý chi tiêu thông dụng nhất tại Nhật Bản, được nhiều quốc gia khác áp dụng theo, đó chính là Kakeibo (家計簿 – kah keh boh) có nghĩa là “sổ gia đình”. Về cơ bản, cuốn sổ này dùng để ghi lập ngân sách thu - chi hàng ngày của mỗi một gia đình.
Kakeibo được áp dụng rộng rãi là nhờ cách ghi chép trực tiếp vào sổ, vừa đơn giản, vừa hiệu quả mà không cần đến máy móc, ứng dụng gì phức tạp để hỗ trợ.
Một bộ phận khác thì ưa thích sử dụng các ứng dụng điện tử để ghi chép, vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý về vấn đề bảo mật, tránh để kẻ gian thu thập thông tin tài chính bất hợp pháp.
Thông qua thói quen ghi chép chi tiêu định kỳ, bạn sẽ biết được rằng mình đã tiêu tiền vào những việc gì, việc nào cần thiết việc nào không rồi từ đó đưa ra những điều chỉnh hợp lý cho tháng sau.
Có thời gian rảnh, hãy đọc sách về đầu tư và quản lý tài chính
Không có ai tự nhiên biết cách quản lý tài chính hay đầu tư thành thạo. Họ đều phải tích lũy và học tập trong một quá trình dài để biết cách sử dụng dòng tiền của mình hợp lý, hiệu quả hơn. Vì vậy, đọc sách về đầu tư và quản lý tài chính khi có thời gian rảnh rỗi sẽ giúp bạn thay đổi cách sử dụng tiền cho nhu cầu và chất lượng cuộc sống, định hướng cho tương lai.
Nếu không tích lũy được kiến thức đúng đắn, rất nhiều người sẽ gặp khó khăn khi cùng lúc đối mặt với nhiều vấn đề như tiêu tiền quá nhiều so với thu nhập, chỉ có 1 nguồn thu nhập thụ động, không có tiền tích lũy cho tương lai…
Rất nhiều người trẻ có thu nhập tốt nhưng không biết cách quản lý và đầu tư hợp lý, nên cuối cùng lại luẩn quẩn trong vấn đề nợ nần, không đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống. Ảnh: Internet
Khi chưa có cơ hội được tiếp xúc, trải nghiệm thực tế thì sách chính là kho tàng tri thức, đúc kết vô số kinh nghiệm, đem tới những phân tích khoa học với dẫn chứng cụ thể. Đọc sách sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho những vấn đề về quản lý tiền, quản lý chi tiêu, đầu tư tiền, cách kiếm tiền hay kinh nghiệm tích lũy…
Mua sắm có kế hoạch
Không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức, việc lập kế hoạch mua sắm còn đảm bảo tài chính cá nhân của bạn được sắp xếp hợp lý, có hiệu quả hơn. Như vậy, bạn mới có thể tránh được tình trạng cuối tháng lao đao vì hết sạch tiền, phải đi vay mượn khắp nơi.
Một kế hoạch mua sắm cụ thể bao gồm các bước như là:
Liệt kê chi tiết những khoản chi tiêu xảy ra trong 1 - 2 tháng gần nhất.
Đánh giá những dịch vụ và sản phẩm đã chi tiêu đó là cần thiết hay không cần thiết.
Cân nhắc phương án thay thế hợp lý hơn, hạn chế những khoản chi không cần thiết.
Lên kế hoạch mua sắm cho lần mua hàng tiếp theo với nguyên tắc “Chi ít hơn thu”.
Tuân thủ nghiêm ngặt theo kế hoạch đã đề ra, giảm bớt việc mua sắm tùy theo cảm xúc nhất thời.
Áp dụng được kế hoạch mua sắm đều đặn, thường xuyên sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những lần hối hận sau khi “rút ví”.
Trước khi quản lý tài chính, bạn phải chuẩn bị một khoản tiết kiệm
“Hãy tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm, đừng tiết kiệm những khoản còn lại sau khi tiêu”.
Đây là nguyên tắc mà mỗi một người phải nhớ nếu muốn xây dựng thói quen tiết kiệm định kỳ. Khi đã quyết định được số tiền tiết kiệm mục tiêu hàng tháng, hãy trích lập gửi tiết kiệm ngay khi có thu nhập trong tay. Thói quen này sẽ giúp bạn tối ưu hóa chi tiêu và tránh sử dụng quá tay vào phần tiền tiết kiệm mục tiêu.
Tiết kiệm và đầu tư hợp lý để mang lại giá trị cao hơn. Ảnh: Internet
Khoản tiền tiết kiệm sẽ đem tới lãi suất đều đặn định kỳ, giúp bạn an tâm và yên ổn khi gặp những sự cố bất ngờ trong cuộc sống. Khoản lãi suất này sẽ không quá cao nếu so với lợi nhuận đầu tư, nhưng bù lại có tính an toàn cao hơn.
Để có một kế hoạch tiết kiệm hợp lý, bạn cũng cần vạch ra những khoản chi cố định như tiền nhà, tiền điện nước, tiền xăng xe, tiền điện thoại và Internet… Số tiền tiết kiệm nên điều chỉnh cho phù hợp với thu nhập của bản thân, đừng ham tiết kiệm quá nhiều mà sống vất vả, khổ sở thì bạn sẽ không thể đi đường dài.
Tận dụng lãi kép, lấy tiền đẻ ra tiền
Albert Einstein từng nói: “Lãi kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Những ai vận dụng được nó sẽ nhận được sự giàu có, còn những ai không hiểu sẽ phải trả giá vì nó.”
Dù đang ở độ tuổi nào, bạn cũng nên bắt đầu tiết kiệm càng sớm càng tốt. Kể cả khởi đầu với số tiền nhỏ, lãi kép sẽ giúp số tiền tiết kiệm của bạn tăng dần lên gấp nhiều lần theo thời gian.
Sức mạnh của lãi kép chính là chìa khóa giúp những bạn trẻ tích lũy tài sản làm nền tảng đầu tư. Hãy tạo thói quen đầu tư hàng tháng và để mọi thứ phát triển dựa theo sức mạnh của lãi kép. Bắt đầu càng sớm, bạn sẽ càng có nhiều lợi thế!