Nam sinh 18 tuổi ăn trộm đề thi Đại học, khiến cả triệu sĩ tử phải làm đề khó gấp 2 lần: Cuộc sống sau 19 năm vẫn gây ám ảnh
Năm 2003, một vụ gian lận chấn động trong lịch sử giáo dục của Trung Quốc đã thay đổi cuộc đời của hàng triệu thí sinh.
- 10-04-2022Nàng phù dâu hot nhất siêu đám cưới Brooklyn Beckham: Cô út Harper xinh xắn lên đồ cực điệu, gây sốt nhờ 1001 biểu cảm cưng xỉu
- 10-04-2022ẢNH: Hàng ngàn người dân nằm vạ vật ở bãi cỏ để chờ tắm biển Vũng Tàu chiều Chủ nhật, trẻ nhỏ mệt mỏi giữa trời nắng gắt
- 10-04-2022Hot TikToker Tun Phạm: "Tiền không mua được hạnh phúc" là câu người giàu nghĩ ra để người nghèo đỡ tủi thân
Tại Trung Quốc, áp lực học hành và phải thi đỗ vào các trường Đại học top đầu luôn căng thẳng, có thể được xem là khắc nghiệt bậc nhất thế giới. Bởi với nhiều sĩ tử, kỳ thi này được xem là tấm vé đổi đời, đưa các em đến với thế giới của danh vị và tiền tài.
Chính vì tính chất quan trọng của kỳ thi Đại học, Chính phủ nước này luôn có những biện pháp thắt chặt an ninh, sử dụng các công nghệ tiên tiến trong cuộc chiến chống gian lận thi cử.
Ở Trung Quốc, "đấu trường sinh tử" là cách gọi khác của kỳ thi Đại học
Tuy nhiên, vào năm 2003, một vụ gian lận chấn động trong lịch sử tuyển sinh Đại học của đất nước tỷ dân đã diễn ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thi của hàng triệu thí sinh. Cụ thể, trước mốc thi Đại học vài ngày, một nam sinh cuối cấp tên Yang Bo (18 tuổi) đã âm thầm lẻn vào căn phòng lưu trữ đề thi ở thành phố Nam Đồng, tỉnh Tứ Xuyên và trộm đề thi môn Toán.
Sự kiện này đã không bị phát hiện cho đến vài ngày sau, khi thanh tra tiến hành kiểm soát đề thi theo lịch định kỳ. Ngay sau đó, anh ta không dám giấu giếm sự thật, mà đã báo ngay đến Cơ quan Công an và phòng Giáo dục địa phương.
Sau khi các đơn vị liên quan tiến hành họp khẩn, họ đã nhất trí quyết định thay toàn bộ đề thi năm đó bằng đề thi dự phòng. Theo đánh giá của nhiều sĩ tử tham dự kỳ thi năm 2003, độ khó của đề thi dự phòng so với đề thi gốc đã tăng lên gấp đôi, và hậu quả đều là do pha hành động liều lĩnh của cậu học sinh Yang Bo.
Năm 2003, hàng triệu sĩ tử Trung Quốc "kêu trời" vì độ khó của đề thi Đại học tăng gấp đôi
Theo lời khai của nam sinh Yang Bo, trong khi các bạn cùng lớp ráo riết ôn thi Đại học, cậu bắt đầu nghiên cứu nơi lưu trữ đề thi ở địa phương. Cậu phát hiện địa điểm này thường không có nhiều người trông coi, do đó cậu đã lên kế hoạch cẩn thận, lẻn vào phòng bảo mật và đánh cắp đề thi môn Toán. Đây cũng là môn học mà cậu lo lắng sẽ ảnh hưởng đến kết quả thi Đại học nhất.
Thế nhưng, cậu ta không ngờ rằng hành động này không những bị các quan chức địa phương phát hiện mà Bộ Giáo dục của nước này cũng ra văn bản, đề nghị điều tra làm rõ vụ việc.
Theo quan điểm của các nhà chức trách Trung Quốc, nếu ráo riết tiến hành điều tra trong khi kỳ thi tuyển sinh Đại học đang diễn ra sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của hàng triệu sĩ tử. Vì vậy, để giảm thiểu tác động xấu nhất đến các em, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành làm rõ vụ việc ngay sau khi kỳ thi Đại học đã kết thúc.
Cơ quan Công an điều tra làm rõ vụ việc gian lận thi cử chấn động trong lịch sử Trung Quốc
Chân dung Yang Bo - cậu nam sinh dám ăn trộm đề thi ngay trước thềm thi Đại học
Trên thực tế, sau khi kỳ thi Đại học 2003 diễn ra, cậu học sinh Yang Bo đã bị cảnh sát bắt giữ và kết án 7 năm tù về hành động ăn trộm đề thi. Mặc dù đã đạt mức điểm khá cao trong kỳ thi năm đó, song cậu vẫn phải tạm dừng con đường vào Đại học và chấp nhận thi hành bản án.
Sau khi vào tù, Yang Bo đã nhận rõ hành động sai lầm của mình. Nhờ biểu hiện cải tốt nên cậu được ra tù sớm, với thời gian thụ án là 5 năm. Mặc dù hiện tại, cậu đã được tự do và tha thiết xây dựng lại cuộc sống mới, song với xuất thân đặc biệt năm xưa, cậu không được nhà tuyển dụng sử dụng. Đồng thời, cậu chỉ có thể làm những công việc lặt vặt với mức thu nhập thấp để trang trải cuộc sống đắt đỏ qua ngày.
Nhiều giáo viên đánh giá, với năng lực học tập năm đó, Yang Bo hoàn toàn có thể đỗ vào một trường Đại học tốt. Nhưng cậu đã tự tay phá hủy tương lai bởi hành động liều lĩnh mà không phải ai cũng dám thực hiên.
Nguồn: Sohu
Pháp luật và bạn đọc