Nên đầu tư vào mặt hàng nào trong năm 2022 - dầu, vàng hay kim loại?
Sau khi tăng trưởng vượt trội trong năm 2021, các thị trường hàng hóa liệu có duy trì sức cạnh tranh mạnh mẽ trong năm 2022? Đã có một số dự báo của các nhà phân tích về một số lĩnh vực ngành hàng quan trọng.
- 21-12-2021Thị trường ngày 21/12: Giá dầu, vàng, cao su đồng loạt lao dốc, riêng quặng sắt tăng
- 20-12-2021Thị trường bánh kẹo Tết: Giá tăng, tiêu thụ chậm, hàng nội lên ngôi
Dưới đây là triển vọng của các nhà phân tích về các lĩnh vực hàng hóa khác nhau trong năm tới.
Về NĂNG LƯỢNG, theo Credit Suisse: "Chúng tôi kỳ vọng giá dầu sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi nhu cầu có nhiều khả năng sẽ sớm trở lại xu hướng hồi phục mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự cạnh tranh về nguồn cung có thể gia tăng khi các nước ngoài OPEC dự kiến tăng mạnh sản xuất. Do đó, giá dầu thô giao ngay có thể giảm nhẹ trong năm 2022, và hoạt động của các ngành chính tiêu thụ năng lượng sẽ chịu tác động chút ít bởi lãi suất tăng".
Trong khi đó, Koen Straetmans, chiến lược gia đa lĩnh vực của công ty NN Investment Partners ở Hà Lan – quỹ quản lý 298 tỷ euro (336 tỷ USD cho biết: "Trong ngắn hạn, vài tháng tới, sẽ vẫn còn xảy ra tình trạng cung không đủ cầu, vì vậy chúng tôi vẫn đánh giá tích cực về giá dầu trong những tháng mùa đông. Bước sang năm tới, tôi dự đoán nguồn cung sẽ có phản ứng khá tốt ... nên thị trường về nguyên tắc sẽ chuyển dịch theo hướng dư cung. "
Về KIM LOẠI QUÝ, theo JP Morgan: "Dự báo của chúng tôi rằng lãi suất thực của Mỹ sẽ tăng đáng kể vào cuối năm 2022, gây áp lực giảm giá vàng và bạc trong năm tới…. Chúng tôi nhận định giá vàng sẽ giảm đều trong suốt năm 2022, xuống mức trung bình 1.520 USD vào quý 4/2022".
Giá vàng giao ngay ngày 20/12 ở mức 1.797 USD.
Trong khi đó, theo UBS: "Kim loại quý tiếp tục đối mặt với các dòng chảy đan xen - tác động của những bình luận mang tính ‘diều hâu’ gần đây từ Chủ tịch Fed, Jerome Powell, ở một mức độ nào đó đã được bù đắp bởi kỳ vọng về những bất ngờ về lạm phát của Mỹ và sự biến động của thị trường chứng khoán do Omicron gây ra. Do đó, chúng tôi tin rằng lập trường trung lập sẽ phù hợp với dự báo về tương lai của mặt hàng vàng cho đến khi xuất hiện thêm nhiều yếu tố rõ ràng hơn để có thể đưa ra những dự báo chi tiết."
Về KIM LOẠI CÔNG NGHIỆP, City cho biết: "Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm giá nhôm sau giai đoạn này sẽ tăng mạnh, và sẽ tiếp tục tăng thêm khoảng 40-50% trong ba năm tới. Nguồn cung nhôm có thể sẽ bị hạn chế bởi quá trình khử cacbon, và do đó mặt hàng nhôm sẽ hưởng lợi khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng."
Trong khi đó, Moran Stanley cho rằng: "Giá đồng có khả năng sẽ tiếp tục biến động nhiều và dễ bị ảnh hưởng bởi các động thái mang tính chất vĩ mô, với lượng tồn kho thấp và hoạt động mua bán cầm chừng, trong khi các quy định mới ở Malaysia đang khiến thị trường phế liệu đồng bị thắt chặt dần lại. Chúng tôi dự báo giá đồng sẽ giảm từ nửa cuối năm 2022 do cung tăng nhanh hơn cầu, khiến cán cân chuyển sang thặng dư . "
Về NÔNG SẢN, ING cho hay: "Giá lúa mì Mỹ giao dịch trên sàn Chicago (CBOT) đã được giao dịch ở mức cao nhất kể từ năm 2012 do các dự báo về lượng tồn kho cuối năm 2021/22 trên toàn cầu suốt năm vừa qua liên tục bị hạ thấp. Tuy nhiên, nguồn cung sẽ được cải thiện trong mùa vụ tới và giá sẽ giảm xuống."
Trong khi đó, theo quan điểm của UBS: "Triển vọng đối với các mặt hàng nông nghiệp đang trở nên phức tạp hơn khi cường độ La Nina gia tăng và tình trạng tắc nghẽn các nguyên liệu đầu vào cho cây trồng có thể kéo dài tới nửa đầu năm 2022. Với các yếu tố cơ bản trên thị trường các loại ngũ cốc chủ chốt và hàng hóa mềm vẫn bị thắt chặt, việc giá giảm gần đây là cơ sở điều chỉnh hợp lý để giá sớm quay trở lại xu hướng tăng".
Giá hầu hết các hàng hóa đều tăng mạnh trong năm 2021, dẫn đầu là nhóm năng lượng.
Tham khảo: Reuters