MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nếu còn tiếp tục 10 thói quen sai lầm này, đừng hỏi vì sao trí nhớ của bạn ngày càng tệ, thậm chí não còn bị "tàn phá" nghiêm trọng

15-05-2019 - 21:14 PM | Sống

Bộ não là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Vì thế đừng quên chăm sóc nó tốt hơn bằng cách sửa ngay những thói quen xấu.

Cùng với thời gian, cả cơ thể và bộ não của bạn cũng dần lão hóa. Suy giảm nhận thức và các rối loạn, thoái hóa có thể gia tăng. Bộ não cũng giống như bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể, đều rất cần được chăm sóc.

Khi già đi, các nơ-ron thần kinh có thể trở nên yếu hơn, lưu lượng máu tới não cũng hạn chế và bạn có thể phải đối mặt với nhiều loại bệnh hơn. Tất cả những điều này góp phần khiến não bộ thoái hóa, dẫn đến mất trí nhớ, suy giảm nhận thức. Chính những thói quen hàng ngày của bạn có thể làm gia tăng tốc độ của quá trình lão hóa này, thậm chí tàn phá não bộ một cách nghiêm trong.

1. Uống quá nhiều đồ uống có cồn

Nếu bạn là một người thường xuyên uống rượu, vùng đồi hải mã trong não có thể sớm bị hư hại. Đó là một phần của bộ não có chức năng giúp bạn học hỏi và củng cố kiến thức. Khi bạn thường xuyên uống đồ uống có cồn, nồng độ cồn trong máu từ 0,08% trở lên, nhiều tế bào thần kinh trong khu vực này không được sản xuất. Hậu quả là não bị tổn thương, suy giảm trí nhớ và khả năng tiếp thu các kỹ năng mới.

2. Ít vận động

Nếu còn tiếp tục 10 thói quen sai lầm này, đừng hỏi vì sao trí nhớ bạn ngày càng tệ, thậm chí não còn bị tàn phá nghiêm trọng - Ảnh 1.

Lối sống ít vận động có thể khiến bạn có nguy cơ mất trí nhớ cao khi về già. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người thường xuyên luyện tập có sức khỏe tim mạch tốt hơn và nguy cơ mất trí nhớ thấp hơn 88% so với những người ít tập thể dục. Những người thường xuyên luyện tập thể lực cũng gặp phải chứng suy giảm trí nhớ muộn hơn trung bình 10 năm so với những người khác. Đây thực sự là một lí do tốt để bạn thường xuyên vận động.

3. Không duy trì mối quan hệ xã hội

Cuộc sống ngày nay khiến các mối quan hệ gia đình, bạn bè dường như có khoảng cách xa hơn. Khi bạn mất đi những mối quan hệ tân thiết, việc xây dựng mối quan hệ mới khi đã lớn tuổi càng trở nên khó khăn hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người cao tuổi thường xuyên tham gia hoạt động xã hội có tỷ lệ suy giảm nhận thức thấp hơn những người già neo đơn, ít giao tiếp. Các hoạt động xã hội mà chuyên gia khuyến khích bạn nên duy trì bao gồm: Gặp gỡ người thân trong gia đình, bạn bè, tham dự các sự kiện thể thao, câu lạc bộ, hội nhóm theo sở thích...

4. Thường xuyên hút thuốc

Hút thuốc là một thói quen xấu, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và một trong số đó là nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Thực tế, nó gần như khiến nguy cơ mắc Alzheimer tăng lên gấp đôi.

5. Thiếu ngủ thường xuyên

Nếu còn tiếp tục 10 thói quen sai lầm này, đừng hỏi vì sao trí nhớ bạn ngày càng tệ, thậm chí não còn bị tàn phá nghiêm trọng - Ảnh 2.

Chúng ta cần ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Nếu không thể ngủ đủ giấc, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là não bộ.

Các nghiên cứu cho thấy, khi bạn già đi, thiếu ngủ càng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với não bộ, khiến trí nhớ và nhận thức suy giảm nhanh chóng. Hãy đảm bảo bạn ngủ được ít nhất 7 giờ mỗi đêm để bảo vệ sức khỏe trí não của chính mình.

6. Thường ở môi trường gây tổn hại thính giác

Thính giác có sự ảnh hưởng tới não bộ nhiều hơn bạn nghĩ. Mặc dù cần nghiên cứu sâu hơn, nhưng chắc chắn việc thính giác bị tổn thương sẽ có tác động không tốt đến não bộ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người cao tuổi bị mất thính giác có nguy cơ suy giảm nhận thức cao hơn, cụ thể là chứng mất trí nhớ, khi họ già đi.

7. Làm việc không ngừng, bỏ quên việc thư giãn

Nếu còn tiếp tục 10 thói quen sai lầm này, đừng hỏi vì sao trí nhớ bạn ngày càng tệ, thậm chí não còn bị tàn phá nghiêm trọng - Ảnh 3.

Việc thư giãn, giảm căng thẳng trong cuộc sống rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn, nhất là với não bộ. Những người thường xuyên phải chịu áp lực, căng thẳng mà không giải tỏa, thư giãn đúng các có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và có nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer tới 135% (với những người thường xuyên lo lắng ở mức độ nghiêm trọng)/

Những người mắc chứng lo âu phải hết sức cảnh giác và gặp bác sĩ chuyên khoa về thần kinh để tìm ra những giải pháp thích hợp. Sống chậm, chăm sóc bản thân và dành thời gian cho những hoạt động thư giãn, giải trí có thể giúp bạn giảm căng thẳng, tác động tích cực đến não bộ.

8. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia các hoạt động mạo hiểm

Nếu bạn đi trượt tuyết, đạp xe, trượt băng hay tham gia bất kỳ môn thể thao nào khác mà không đội mũ bảo hiểm đúng cách, bạn tự đẩy mình vào nguy cơ bị chấn thương đầu nghiêm trọng nếu bị ngã. Chấn thương sọ não có thể khiến não của bạn tổn hại nghiêm trọng và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Những người từng bị chấn thương sọ não, dù chỉ chấn thương nhẹ và đã chữa khỏi vẫn có nguy cơ mất trí nhớ cao hơn 24%. Nếu bị chấn thương sọ não khi còn trẻ (ở độ tuổi 20) có thể khiến nguy cơ mất trí nhớ tăng lên 60% khi bạn bước vào tuổi 50.

9. Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh

Nếu còn tiếp tục 10 thói quen sai lầm này, đừng hỏi vì sao trí nhớ bạn ngày càng tệ, thậm chí não còn bị tàn phá nghiêm trọng - Ảnh 4.

Ăn uống lành mạnh có thể ngăn ngừa vô số loại bệnh khác nhau, bao gồm cả các bệnh về thần kinh, não bộ. Những người thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh có thể giảm 53% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Một số loại thực phẩm tốt nhất cho não bộ của bạn có thể kể đến là: Việt quất, rau lá xanh, cá, quả hạch, đậu, chất béo lành mạnh, thịt gia cầm... Hãy tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn thường xuyên của bạn để đảm bảo dinh dưỡng cho sức khỏe.

10. Ít luyện tập cho não

Giống như cơ thể, não của bạn cũng cần được luyện tập thường xuyên. Điều đó rất có lợi, giúp bạn có kỹ năng tư duy sắc bén và nhanh nhạy hơn. Những người thường xuyên rèn luyện trí óc có nguy cơ mất trí nhớ thấp hơn 29% so với người khác. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, những người thường xuyên rèn luyện trí não bị suy giảm nhận thức chậm hơn, thậm chí không mắc phải.

Hà Lê

Powerofpositivity

Trở lên trên