Nếu dịch COVID-19 kết thúc, mất bao lâu doanh nghiệp có thể trở lại hoạt động bình thường?
Cân nhắc về thời điểm và giải pháp cho doanh nghiệp mở cửa hoạt động trở lại, 64% Giám đốc tài chính trong khảo sát của PwC dự kiến sẽ thay đổi các yêu cầu và biện pháp nhằm đảm bảo an toàn nơi làm việc.
- 30-04-2020PGS. TS Vũ Minh Khương: Việt Nam đang đứng trước triển vọng lớn làm thế giới kinh ngạc trong những năm tới!
- 30-04-2020Báo Úc lý giải câu chuyện phi thường của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19
- 29-04-2020Nhân viên thời Covid-19: Vẫn có zombie công sở tranh thủ "tận hưởng" trong lúc nhiều đồng đội vắt sức vì khó khăn chung
Báo cáo thứ 3 từ Khảo sát lãnh đạo tài chính toàn cầu về COVID-19 của PwC cho thấy trong khi hầu hết các doanh nghiệp tiếp tục áp dụng các biện pháp để đảm bảo an toàn cho nhân viên cũng như duy trì hoạt động, các Giám đốc tài chính (CFO) toàn cầu cũng đang cân nhắc những chiến lược giúp doanh nghiệp thích nghi với "bình thường mới"
Trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới bắt đầu nới lỏng cách ly và mở cửa lại nền kinh tế, 49% CFO được khảo sát tin rằng nếu dịch COVID-19 kết thúc ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp của họ có thể trở lại hoạt động bình thường trong vòng ba tháng.
Bên cạnh đó, các CFO cũng lên kế hoạch về các biện pháp khác nhau để đảm bảo an toàn nơi làm việc và phát triển chuỗi cung ứng vững chắc hơn trong giai đoạn hậu khủng hoảng COVID-19.
"Các lãnh đạo doanh nghiệp nhận ra họ không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, sự an toàn và ổn định cuộc sống của nhân viên, mà còn có vai trò quan trọng đối với cộng đồng," ông Tim Ryan, Chủ tịch và Tổng giám đốc PwC Hoa Kỳ chia sẻ.
"Khi chúng ta tiếp tục tìm giải pháp vượt qua khủng hoảng, mặc dù các doanh nghiệp phải đối mặt với những quyết định khó khăn cũng như những tổn thất tiềm tàng về lợi nhuận, tôi rất cảm kích khi thấy các lãnh đạo doanh nghiệp đang làm tất cả những gì có thể để đặt nhân viên của họ lên ưu tiên hàng đầu, từ đó, hỗ trợ cộng đồng và góp phần vào sự hồi phục của nền kinh tế địa phương."
Cân nhắc về thời điểm và giải pháp cho doanh nghiệp mở cửa hoạt động trở lại, 64% CFO dự kiến sẽ thay đổi các yêu cầu và biện pháp nhằm đảm bảo an toàn nơi làm việc. Với mục tiêu tập trung bảo vệ sức khỏe nhân viên, 55% dự định sẽ tái tổ chức vị trí làm việc để đảm bảo khoảng cách an toàn, 44% dự kiến thay đổi và/hoặc sắp xếp ca làm việc luân phiên để hạn chế tiếp xúc.
"Khi bắt đầu áp dụng các chính sách để đưa nhân viên trở lại nơi làm việc cũng như làm việc trực tiếp với đối tác, khách hàng, các doanh nghiệp cũng nhận ra môi trường làm việc và trải nghiệm với khách hàng giờ đây sẽ thay đổi đáng kể so với giai đoạn trước đại dịch COVID-19", bà Amity Millhiser, Giám đốc Phụ trách khách hàng của PwC, nhận định.
"Nhiều doanh nghiệp đang tìm đến các công nghệ mới và giải pháp kỹ thuật số để thích nghi và duy trì giãn cách xã hội, đó có thể trở thành điều "bình thường mới" trong tương lai gần."
Đảm bảo chuỗi cung ứng hiệu quả cao cũng là mối quan tâm của nhiều CFO với hơn một nửa các đại diện cho biết họ sẽ ưu tiên phát triển các lựa chọn về nguồn cung ứng thay thế (52%) và tìm hiểu kỹ hơn về sức khỏe tài chính cũng như vận hành của các nhà cung ứng (50%).
Các doanh nghiệp đã tự động hóa hầu hết các quy trình và lựa chọn cho chuỗi cung ứng - cả nội bộ lẫn bên ngoài, sẽ có lợi thế hơn trong việc phát triển nguồn cung ứng thay thế hoặc tăng cường tầm nhìn chuỗi cung ứng (chia sẻ dữ liệu) với các bên.
Ngoài ra, khảo sát cũng thống kê lại một số điểm đáng chú ý. Đơn cử 80% lãnh đạo tham gia khảo sát cho rằng dưới tác động của dịch COVID-19, doanh thu và/hoặc lợi nhuận doanh nghiệp sẽ sụt giảm trong năm nay. 69% cho biết nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu là mối lo ngại hàng đầu.
67% quan ngại về các tác động tài chính tới doanh nghiệp. 52% cân nhắc phát triển các lựa chọn về nguồn cung ứng thay thế hoặc gia tăng cho chuỗi cung ứng của họ. 40% CFO cho biết chiến lược M&A của doanh nghiệp không có sự thay đổi (tăng 10% so với kết quả khảo sát 2 tuần trước đó) trong khi đó có 11% quan tâm hơn tới thị trường thương vụ.