Nếu muốn trở thành nhân viên ngân hàng, hãy nhớ đừng bao giờ đeo giày màu nâu
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Ủy ban dịch chuyển xã hội Anh (U.K. Social Mobility Commission) đã chỉ ra rằng nhiều ứng viên ngân hàng bị loại ngay từ vòng phỏng vấn do đi giày màu nâu.
- 21-06-2016Trung Quốc: Nhân viên ngân hàng bị đánh bằng thước vì xếp thứ hạng thấp
- 04-06-2016Sợ nhân viên "phát điên" vì công việc, ngân hàng Credit Suisse vừa đưa ra chính sách mới mà ai cũng thèm muốn
- 31-03-2016Gần 2 triệu nhân viên ngân hàng có thể sắp mất việc
Dân gian đã có câu "manh áo không làm nên thầy tu". Nhưng nếu muốn trở thành một nhân viên ngân hàng đầu tư và đặc biệt leo đến vị trí cấp cao, hãy nhớ đừng bao giờ đi giày màu nâu.
Hình ảnh một nhân viên ngân hàng điển hình.
Đó là kết luận trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Ủy ban dịch chuyển xã hội Anh (U.K. Social Mobility Commission) đã chỉ ra rằng nhiều ứng viên ngân hàng bị loại ngay từ vòng phỏng vấn do đi giày màu nâu.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phát hiện ra rằng nhiều giám đốc cấp cao còn lầm tưởng rằng đàn ông mặc comple không được đi giày màu nâu. Tư duy lệch lạc này xuất phát từ quan niệm về mẫu hình một nhân viên ngân hàng điển hình hàng thập kỷ trước: một bộ comple cài cúc ngay ngắn đi cùng với một đôi giày da đen được đánh si bóng loáng.
"Điều đó thật kinh ngạc", Alan Milburn – giám đốc Ủy ban dịch chuyển xã hội Anh nhận định. "Nhiều giám đốc quản lý ngân hàng đầu tư vẫn đánh giá ứng viên dựa trên trang phục thay vì kỹ năng và năng lực làm việc".
Những người này lý giải rằng, những ứng viên mắc lỗi trang phục như vậy là do họ không có điều kiện kinh tế và không nhận thức được cần phải mặc như thế nào là đúng với tiêu chuẩn, như vậy họ cũng không có nền tảng giáo dục tốt. Thường thì những ứng viên được tuyển dụng là những người mang hình ảnh của một nhân viên ngân hàng truyền thống bao gồm cả trang phục, cách cư xử, dáng dấp và lời nói.
"Lứa trẻ đang bị hạn chế với những vị trí hàng đầu trong ngành ngân hàng đầu tư bởi chúng không hiểu những quy chuẩn văn hóa ngành ngân hàng là gì". Milburn cho biết.
Nhiều ngân hàng đã nỗ lực giảm thiểu những rào cản truyền thống này. Tuy chỉ là con số rất nhỏ nhưng đó đều là những cái tên nổi tiếng. JP Morgan Chase & Co và Goldman Sachs là 2 trong số những ngân hàng lớn nhất theo phong trào này. Những nhân viên ngân hàng được mặc những bộ quần áo thoải mái theo sở thích cá nhân. Tại các ngân hàng khác ở châu Âu như UBS và Barclays, các nhân viên không có một bộ đồng phục nào.