MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nếu tiết kiệm không đem đến "hạnh phúc mãi mãi", tôi thà dồn tiền mua luôn chiếc túi hiệu

15-11-2023 - 19:45 PM | Lifestyle

Cách người trẻ ngày nay tiếp cận tiền bạc vô cùng độc đáo.

Chưa bao giờ có một thế hệ phụ thuộc nhiều vào phương tiện truyền thông xã hội, nền tảng công nghệ tài chính và “những người có ảnh hưởng tài chính” đến vậy. Trên thực tế, so với các thế hệ trước, tỷ lệ Gen Z xem MXH là động lực đầu tư cao hơn 1,8 lần.

Sinh ra từ giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2010, Gen Z là thế hệ đầu tiên lớn lên trong một thế giới nơi công nghệ thống trị. Với khả năng mua sắm và kiếm tiền trực tuyến (ngay cả với các mặt hàng phi vật chất), mọi thứ đều có giá trị tiền tệ ngay lập tức, thậm chí dữ liệu của cá nhân cũng có thể được mua và bán.

Các thương hiệu đang mong muốn kiếm tiền từ thế hệ này. Điểm đáng chú ý chính là trong khi Gen Z thiên về tiết kiệm và sử dụng các ứng dụng lập ngân sách (hơn 2/3 sử dụng công cụ lập ngân sách), họ thích sử dụng số tiền khó kiếm được của mình dành cho trải nghiệm như du lịch, hòa nhạc, đi ăn ngoài và bất cứ điều gì thể hiện địa vị của họ. Chính nơi họ tìm đến để được tư vấn tài chính cũng truyền cảm hứng cho việc mua hàng.

Vivian Tu, còn được gọi là Your Rich BFF (người bạn thân giàu có) trên TikTok và Instagram có 4,4 triệu người theo dõi, đồng thời là cựu nhân viên phố Wall chia sẻ: Mọi người sẽ tìm mọi cách để tiêu tiền, kể cả là đi ăn hàng mỗi ngày miễn là việc đó giúp họ có được cảm giác bằng bạn bằng bè và được đi nghỉ dưỡng sang chảnh. Mọi người thực sự sẵn sàng hy sinh nhiều khía cạnh khác của cuộc sống để có thể khoe khoang. Họ muốn có những bức ảnh du lịch trên Instagram của mình.

Nếu tiết kiệm không đem đến "hạnh phúc mãi mãi", tôi thà dồn tiền mua luôn chiếc túi hiệu- Ảnh 1.

Ảnh: Robyn Phelps/Getty/The Current

Không còn tin tưởng vào tiết kiệm, chi tiêu để có hạnh phúc ngay bây giờ

Andrew Abbott, lãnh đạo đại lý toàn cầu tại Reddit, đã giải thích cách loại hành vi dựa trên cách phản ứng của người tiêu dùng trên nền tảng MXH nổi tiếng có 1,3 triệu thành viên này. Ví dụ, phần lớn lý do khiến từ khóa “Capital One” (công ty cổ phần ngân hàng của Mỹ) được đề xuất nhiều hơn, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước là nhờ Eras Tour của Taylor Swift. Những người hâm mộ Taylor Swift có quyền truy cập sớm và các đặc quyền khác nếu họ đăng ký thẻ tín dụng Capital One SavourOne.

Và những lời khuyến nghị này đã trở thành quyết định, nói cách khác nhiều người đã sử dụng Capital One nhiều hơn vì tour của Taylor Swift. Theo khảo sát nội bộ của Reddit, 52% người dùng Reddit Gen Z cho biết họ đưa ra quyết định tài chính dựa trên thông tin họ tìm thấy trên nền tảng dịch vụ như vậy. Abbott cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng họ đang thỏa mãn bản thân bằng cách chi tiêu cho những trải nghiệm như du lịch và giải trí dù rỗng túi”.

Có nhiều giả thuyết đằng sau việc đâu là điều thúc đẩy hành vi chi tiêu quá thoải mái của Gen Z. Theo Vivian Tu, sau khi nhìn thấy quá nhiều bất ổn về kinh tế, bất đồng trong quan điểm với bố mẹ, thế hệ này chỉ đơn giản là cảm thấy bế tắc và không nghĩ rằng tiết kiệm có thể ảnh hưởng tốt đến tương lai của họ.

“Họ cảm thấy nếu tôi không thể có được 'hạnh phúc mãi mãi' theo cách đó thì có lẽ tôi nên mua chiếc túi Chanel xịn xò trong năm nay. Đó chính là tâm lý YOLO. Bạn cần phải sống cho hiện tại vì không thể dự đoán, không có gì đảm bảo bạn sẽ đạt được nó tương lai. Điều này thật đáng thất vọng”.

Nếu tiết kiệm không đem đến "hạnh phúc mãi mãi", tôi thà dồn tiền mua luôn chiếc túi hiệu- Ảnh 2.

Ảnh: Nick DeSantis/Shutterstock/The Current

Các bản dupe nổi tiếng

Dupe (viết tắt của duplica) được biết đến là những sản phẩm mang lại trải nghiệm tương tự sản phẩm gốc đắt tiền nhưng với mức giá thấp hơn. Bản dupe không phải là hàng nhái, sản phẩm được sản xuất đại trà và có nguồn nguyên liệu giá rẻ, giống bao bì, ý tưởng của bản chính.

Chưa hết, khi nói đến việc vung tiền cho những sản phẩm phô trương địa vị, Gen Z thích lựa chọn những món đồ có chất lượng cao nhưng có thể mua được với mức giá vừa phải, Vivian Tu cho biết. Một trong những bài đăng nổi tiếng nhất của Vivian Tu là bài mà cô gọi là “dupes”. Trong đó cô tìm thấy những mặt hàng đang thịnh hành nhưng đắt tiền và cho người xem một sản phẩm tương tự khác ở mức giá thấp hơn.

Ví dụ, thay vì loại kem dưỡng da mặt A trị giá 570 USD, cô ấy khuyên dùng loại kem B với giá 22 USD. Hoặc nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy xay sinh tố X nhưng không muốn chi 400 USD? Tú chỉ ra một chiếc với thương hiệu ít biết đến là Y nhưng chất lượng vẫn tốt với giá 124 USD.

“Đại đa số mọi người không đủ tiền để mua một số sản phẩm hàng xa xỉ, quá đắt đỏ. Nhưng họ vẫn thích “địa vị” đó, những trải nghiệm tương tự. Gen Z luôn tìm kiếm những thứ chất lượng cao với mức giá thấp”.

Nếu tiết kiệm không đem đến "hạnh phúc mãi mãi", tôi thà dồn tiền mua luôn chiếc túi hiệu- Ảnh 3.

Ảnh: Dave Cole/Getty/The Current

Hack sự giàu có

Ngoài ra, Gen Z còn có mong muốn về cái mà Jason Musante, Phó chủ tịch và người đứng đầu bộ phận tiếp thị thương hiệu tại nền tảng đầu tư mỹ thuật Masterworks, gọi là “hack tài sản”. Ông nói, Gen Z muốn tìm ra “một cách tốt hơn, thông minh hơn và công bằng hơn để tạo ra sân chơi bình đẳng”. Ví dụ, họ có thể chuyển đầu tư vào tác phẩm nghệ thuật như một cách kiếm tiền khác hoặc trên các kênh truyền thống như thị trường chứng khoán.

Abbott cho biết: “Rất nhiều người trẻ mệt mỏi vì phải làm giàu chậm. Họ muốn làm giàu nhanh chóng vì cảm thấy thời gian có hạn. Làm theo cách của những người đi trước sẽ không giúp họ đạt được mục tiêu trong thời gian mong muốn”.

Nhìn chung, sự tấn công dữ dội của truyền thông xã hội và internet đã thay đổi mục tiêu tiền bạc và tham vọng làm giàu của mọi người. “Khác với cha mẹ, mong muốn có cuộc sống đầy đủ như những người xung quanh, lấy lời của hàng xóm làm thước đo cho sự ổn định và giàu có, Gen Z mong muốn cuộc sống giống như gia đình Kardashian. Tức là bạn có thể thấy khối tài sản khổng lồ trong tầm tay trên điện thoại di động của mình. Tất cả mọi người bắt đầu nghĩ rằng đó là điều bình thường". 

Theo The Current

Theo Tô Diệp

Phụ nữ số

Trở lên trên