Ngạc nhiên vì Gen Y Hồng Kông: Giờ này vẫn sống “healthy & balance”, muốn cuộc sống ổn định và nghỉ hưu ở tuổi 56
Ảnh: Edmond So/SCMP
Theo khảo sát do công ty quản lý tài sản St James's Place Asia của Anh thực hiện, cứ 10 người Hồng Kông thuộc thế hệ gen Y (1981 - 1995) thì có 9 người cảm thấy cuộc sống “cân bằng” quan trọng hơn việc có thu nhập cao.
- 29-11-2022Kiếm 18 tỷ đồng/năm chỉ bằng một thứ mà ai cũng có
- 27-11-2022Người đàn ông thu nhập thụ động hơn 360 triệu đồng/tháng tiết lộ công việc chỉ làm 1 tiếng mỗi ngày
- 26-11-2022Không cần đến công ty, cô gái 32 tuổi vẫn kiếm 150 triệu/tháng “cực nhàn”
Nhưng điều này không có nghĩa là họ không cần tiền. Trong một cuộc khảo sát tương tự, 91% trong số họ cho rằng sự giàu có sẽ khiến họ hạnh phúc hơn. Đối với thế hệ trước, suy nghĩ này chỉ chiếm 87%.
Khảo sát được thực hiện trên 1.360 người Hồng Kông trong độ tuổi từ 25 đến 64 tuổi. Họ có thu nhập hộ gia đình hàng năm từ 400.000 HKĐ (hơn 1,2 tỷ đồng) đến 1,5 triệu HKĐ (hơn 4,7 tỷ đồng).
Có thể nói, thế hệ gen Y có suy nghĩ khác so với thế hệ đi trước. Họ tập trung vào bản thân nhiều hơn và muốn đầu tư vào các dự án cá nhân. Đồng thời, thế hệ này không còn chỉ biết kiếm tiền nữa. Họ muốn cân bằng cả công việc và cuộc sống riêng, theo Oliver Wickham - giám đốc điều hành St James's Place Asia. Thậm chí mong muốn có nguồn thu nhập thụ động để nghỉ hưu sớm nhất có thể.
Nguyên nhân có lẽ là do nhiều người phải làm việc tại nhà vì đại dịch trong một thời gian dài. Bên cạnh guồng quay chốn công sở, họ sẽ bắt đầu nảy sinh nhiều suy nghĩ cho bản thân.
Họ cũng đề cao kết quả hơn thời gian làm việc.
Một khảo sát cũng chỉ ra rằng 73% người trên 40 tuổi nghĩ mình cần làm việc chăm chỉ khi còn trẻ để có thể tận hưởng trọn vẹn tuổi già mà không cần nghĩ ngợi tới vấn đề tài chính. Nhưng chỉ 69% người thuộc gen Y đồng ý với quan điểm này.
Bước qua thời kỳ nhiều khó khăn của thế hệ X (1965 - 1980), gen Y đã phát triển và tiếp cận đa dạng thông tin về tài chính. Họ lựa chọn nhiều phương thức để có thêm thu nhập và tích lũy tài sản.
Theo ông Wickham, việc lập trước kế hoạch tài chính giúp họ tích lũy được nguồn tiền cho các khoản chi phí trong tương lai như mua bất động sản, làm vốn để kinh doanh hoặc tiền học cho con cái.
Theo một khảo sát kín từ HSBC, 50% số người thuộc thế hệ Y muốn nghỉ hưu ở tuổi 56, trong khi chỉ có 28% người lớn tuổi có suy nghĩ này. Đa phần người thuộc nhóm X sẽ làm việc tới 62 tuổi. Vì vậy để không xoay quanh công việc 24/7, được tự do làm điều mình thích và nghỉ hưu sớm thì gen Y phải có kế hoạch “làm giàu” thật khôn ngoan.
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, các công việc có hợp đồng ngắn hạn, công việc tại nhà và giao dịch trực tuyến trở thành xu hướng. Lối sống linh hoạt mà vẫn có thu nhập nhờ công việc theo dự án đang được thế hệ này ưa chuộng, theo giám đốc điều hành và quản lý đối tác của công ty Quinlan & Associates.
Chưa hết, sự xuất hiện của các công ty môi giới trực tuyến như Futu Securities và Robinhood Markets đã giúp các nhà đầu tư trẻ dễ dàng tham gia vào thị trường chứng khoán toàn cầu.
Trong thời kỳ giãn cách xã hội, nhu cầu giao dịch của các nhà đầu tư nhỏ lẻ gia tăng. Tại Hồng Kông, số lượng nhà đầu tư nhỏ lẻ đã tăng lên 4,2 triệu vào năm 2021 sau khi đại dịch bùng phát. Lợi nhuận trong thời kỳ thị trường tăng trưởng (2020-2021) khiến thế hệ gen Y đầu tư nhiều hơn và ít quan tâm tới các công việc chỉ “thuần lương cứng”.
Tuy nhiên, tình thế đã thay đổi trong năm nay bởi tình hình thị trường suy thoái và lãi suất tăng, theo giám đốc Quinlan.
Nhiều công ty công nghệ lớn đã sa thải hàng chục nghìn nhân viên trên toàn cầu. Điều này gây tác động đến hành vi của người tiêu dùng, bao gồm những người đang chọn làm việc theo hợp đồng ngắn hạn.
Lúc này, gen Y và gen Z mới thực sự quan tâm tới “công việc ổn định”. Bởi giờ đây, thị trường chứng khoán và hoạt dộng tiền số không còn giúp họ ổn định tài chính nữa. Có lẽ thế hệ này sẽ cần điều chỉnh về định hướng công việc trong tương lai.
Tham khảo: SCMP
Nhịp sống thị trường