MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngân hàng “đua” đầu tư tới tài chính toàn diện

03-08-2017 - 17:30 PM | Tài chính - ngân hàng

Xu hướng đầu tư phát triển cả mạng lưới hệ thống, chi nhánh, điểm giao dịch truyền thống lẫn các kênh giao dịch hiện đại trên nền tảng công nghệ số của các ngân hàng đang đưa dịch vụ tài chính ngày càng đến gần hơn với người tiêu dùng.

Nhu cầu thị trường về hạ tầng và kênh giao dịch

Một trong 5 yếu tố tạo nên nền tài chính toàn diện (finacial inclusion) là chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng tài chính trên cả hai phương diện: giao dịch truyền thống và giao dịch hiện đại. Đây có thể nói là bước đi bám sát nhu cầu thực tế của thị trường khi nhu cầu về tài chính ngày một tăng cao.

Theo khảo sát của Nielsen, một công ty chuyên nghiên cứu về thị trường, khách hàng có xu hướng thích giao dịch ở những ngân hàng gần nhà hoặc nằm trong tuyến đường di chuyển hàng ngày của họ.

Ngoài ra, các kênh giao dịch hiện đại như ngân hàng trực tuyến cũng được người tiêu dùng quan tâm bởi tính tiện lợi và nhanh chóng. Với các giao dịch đơn giản hoặc định kỳ như mua sắm vật dụng, quần áo hay đóng tiền điện, nước, truyền hình cáp,… khách hàng có xu hướng chọn thanh toán qua ngân hàng trực tuyến hơn là phải đến điểm giao dịch truyền thống.

Như vậy, để đáp ứng như cầu của khách hàng, các ngân hàng không chỉ phải mở rộng hệ thống chi nhánh giao dịch rộng khắp mà còn đầu tư vào các kênh giao dịch thay thế khác như: ngân hàng trực tuyến, ATM tự động,…

Chị Ngọc Thảo, hiện đang kinh doanh tự do cho biết: “Công việc của tôi đòi hỏi phải giao dịch rất nhiều. Ngoài việc giao dịch trong nước tôi còn đặt nhiều đơn hàng từ nước ngoài về nên tôi thích chọn ngân hàng có dịch vụ trực tuyến 24/7 như Maritime Bank. Không chỉ thực hiện nhanh chóng, ngân hàng này còn có chế độ cài đặt chuyển tiền định kỳ rất hay nên giờ những hóa đơn về điện nước, nạp tiền điện thoại không còn khiến tôi bận tâm nữa. Cách nhà tôi mấy bước chân cũng có cây ATM và chi nhánh của Maritime Bank nên khi cần, tôi có thể ghé giao dịch rất dễ dàng”.

Các ngân hàng cải thiện ra sao?

Tuy nhiên, có một vấn đề mà hầu hết các ngân hàng đang gặp phải trên hành trình đến với người tiêu dùng chính là sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. TS,Kim Thanh - nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng cho biết, xét ở khu vực nông thôn, mới chỉ có 21% người trưởng thành Việt Nam có tài khoản ngân hàng.

Đặc biệt,khái niệm ngân hàng điện tử vẫn còn xa lạ với hầu hết người dân. Ngoài ra, do thói quen sử dụng tiền mặt khi thanh toán và tâm lý được cầm tiền tận tay nên rất nhiều người thích đến phòng giao dịch truyền thống để được tư vấn từ các giao dịch viên bằng xương bằng thịt.

Để cân bằng và đáp ứng các nhu cầu này, nhiều ngân hàng đã có chiến lược phát triển đồng bộ và song song các kênh giao dịch cả trực tiếp lẫn điện tử, trong đó phải kể đến Maritime Bank. Ngân hàng này đã “chịu chi” để đầu tư cả về phát triển chi nhánh lẫn hệ thống công nghệ nhằm đáp ứng tốt tất cả các nhu cầu giao dịch ngày càng cao của khách hàng.

Đại diện Maritime Bank cho biết: “Trong năm 2017, Maritime Bank đã mở mới 13 chi nhánh, nâng cấp 51 quỹ tiết kiệm lên thành phòng giao dịch để phục vụ tốt hơn nữa cho khách hàng. Việc đầu tư mở rộng mạng lưới truyền thống lẫn hiện đại, phục vụ toàn thời gian 24/7, cả trong và ngoài giờ làm việc cũng là một trong các mục tiêu quan trọng mà Maritime Bank đã và đang thực hiện nhằm mang đến sự thuận tiện hơn nữa cho khách hàng, tạo lợi thế cho Maritime Bank trên thị trường ngân hàng đầy cạnh tranh như hiện nay”.

A.D

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên