Vì sao HSBC mua lại SVB UK với giá 1 bảng Anh?
Theo CNBC, vào sáng 13/3 (giờ địa phương), Ngân hàng HSBC đã thông báo mua lại SVB chi nhánh Anh với mức giá ngỡ ngàng.
Trong tuyên bố mới nhất, tập đoàn HSBC xác nhận đơn vị HSBC UK đã đồng ý mua lại chi nhánh SVB tại Anh (UK) với giá chỉ 1 bảng, tương đương khoảng 1,21 USD. Tài sản và nợ phải trả của ngân hàng mẹ SVB Mỹ sẽ không nằm trong thương vụ này.
Noel Quinn, Giám đốc điều hành của tập đoàn HSBC cho biết: "Việc mua bán này sẽ củng cố mảng ngân hàng thương mại và giúp chúng tôi tăng cường năng lực phục vụ các doanh nghiệp đổi mới và phát triển nhanh, bao gồm các công ty trong lĩnh vực công nghệ và khoa học đời sống".
Thông cáo mới nhất cũng cho biết thương vụ này được dàn xếp bởi Ngân hàng Trung ương Anh. Bên cạnh đó, bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt đã nhấn mạnh rằng thỏa thuận mua bán này sẽ đảm bảo tiền gửi của khách hàng tại SVB UK sẽ được bảo vệ và có thể giao dịch bình thường, không cần đến sự hỗ trợ của người dân đóng thuế.
Ông cũng nói thêm: "Lĩnh vực công nghệ của Anh thực sự đang là hàng đầu thế giới và có vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế Anh. Đồng thời nó cũng hỗ trợ hàng trăm nghìn việc làm".
Thở phào nhẹ nhõm
Trước khi đi đến thỏa thuận mua bán, bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt nói rằng Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Anh đã làm việc để "tránh và giảm thiểu" các thiệt hại tiềm tàng có thể xảy ra đối với SVB UK.
Toby Mather, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập công ty nền tảng giáo dục dành cho trẻ em Lingumi là khách hàng của SVB trong bảy năm qua. Ông đã gửi 85% tiền mặt của công ty vào ngân hàng này. Ông trả lời phỏng vấn với CNBC rằng thương vụ mua lại của HSBC đã khiến các công ty khởi nghiệp ở Anh "thở phào nhẹ nhõm".
Ông nghĩ rằng bản thân có cùng suy nghĩ với các công ty khởi nghiệp tại Anh, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Mọi người đều cho rằng thương vụ mua lại giữa HSBC và SVB UK đã giúp các nhà lãnh đạo startup có thể "dõng dạc" nói với các nhân viên của mình rằng công ty không chỉ có thể trả lương cho tháng tiếp theo mà còn có thể vận hành kinh doanh bình thường.
Các startup có thể tiếp tục phát triển, đổi mới, thực hiện nghiên cứu và cùng nhau đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghệ Anh.
Ngoài ra, Giám đốc điều hành của Ngân hàng London Anthony Watson cho biết SVB không được phép sụp đổ vì một cộng đồng quan trọng mà nó phục vụ. "Vụ mua lại cũng là cơ hội giúp người dân có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ của SVB UK".
Ngân hàng Anh cũng đã xác nhận rằng không có ngân hàng nào khác của quốc gia này bị ảnh hưởng nghiêm trọng một cách trực tiếp bởi cú sập của SVB tại Mỹ. Đồng thời người trong ngành cũng nói thêm rằng hệ thống ngân hàng lớn của Anh vẫn an toàn và có vốn hóa tốt.
Truyền thông cho biết để mua lại SVB UK, ngân hàng HSBC đã phải cạnh tranh với nhiều đối thủ.
Theo thông báo của HSBC, tính đến thứ 6 tuần trước, SVB UK nợ khoảng 5,5 tỷ bảng và lượng tiền gửi vào khoảng 6,7 tỷ bảng. Lợi nhuận trước thuế năm 2022 của SVB UK là 88 triệu bảng.
Theo CNBC
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Ngân hàng SVB sụp đổ
Xem tất cả >>- Giải mã nhóm ngân hàng khiến nước Mỹ liêu xiêu trong thời gian vừa qua
- JPMorgan Chase - Hiệp sĩ giải cứu vô số ngân hàng Mỹ hay kẻ cơ hội trục lợi từ khủng hoảng?
- Ngân hàng Mỹ 'bán 0 đồng cũng khó tìm được người mua', cổ phiếu có lúc lao dốc 90%
- Những tòa nhà văn phòng trống trơn vì không ai thuê và mối nguy mới trị giá 20.000 tỷ USD đe dọa các ngân hàng Mỹ
- 4 rủi ro lớn đe dọa hệ thống ngân hàng Mỹ, nguy cơ xuất hiện những vụ tương tự SVB