Ngân hàng Nhật Nomura: Nếu ông Biden đánh bại ông Trump, châu Á sẽ hưởng lợi
"Sự tích cực" là điều mà Rob Subbaraman của Ngân hàng Nhật Nomura nhắc tới khi nói về giả thuyết ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ giành thắng lợi trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
- 14-08-2020Bức ảnh ông Biden gọi điện được gần 800.000 lượt thích: Mọi người chỉ chú ý một thứ trên bàn
- 12-08-2020Bầu cử Mỹ vào giai đoạn “nước rút”: Ông Trump và ông Biden tăng tốc
- 24-07-2020Ông Biden dẫn trước Tổng thống Trump ở bang “chiến địa” Florida
- 17-07-2020Tụt hậu trước đối thủ Biden, Trump quyết “thay máu” đội ngũ tranh cử
- 11-07-2020Bầu cử Mỹ: Biden thay đổi “kế sách” tranh cử, quyết “vượt mặt” Trump
Ông Rob Subbaraman, trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô toàn cầu tại Nomura, nhấn mạnh trong một chương trình của CNBC: "Nếu ông Joe Biden thắng, tôi nghĩ điều đó sẽ thực sự tích cực, đặc biệt là với châu Á".
Ông Subbaraman cho rằng nếu ứng viên của đảng Dân chủ đắc cử, đó sẽ là một nhiệm kỳ tổng thống với những chính sách, cả đối nội và đối ngoại, chắc chắn hơn so với những gì ông Donald Trump có thể mang lại. Ngoài ra, nhiều liên minh sẽ được thành lập dưới Chính phủ của ông Biden. "Tôi nghĩ rằng những điều này sẽ thuận lợi hơn cho khu vực (châu Á)", Subbaraman nói.
Trong phân tích của mình, ông Subbaraman hy vọng ông Biden sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc về nhiều vấn đề chứ không chỉ là thương mại. Không chỉ châu Á, ông Biden thậm chí còn mang lại sự tích cực cho toàn bộ phần còn lại của thế giới.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tăng mạnh dưới thời Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Hai cường quốc kinh tế mâu thuẫn về hàng loạt vấn đề, từ thương mại đến những vấn đề an ninh quốc gia. Nhiều doanh nghiệp công nghệ khổng lồ của Trung Quốc đã bị cuốn vào vòng xoáy này.
Hiện tại, ông Biden đã trở thành ứng viên tổng thống chính thức của đảng Dân chủ sau Hội nghị Quốc gia của đảng vừa kết thúc ngày 18/8. Tuy nhiên, ông Subbaraman cảnh báo thị trường chứng khoán Mỹ có thể bị ảnh hưởng nếu ông Biden đắc cử.
Ngoài ra, việc ông Biden trở thành Tổng thống Mỹ có thể đi kèm với những mức thuế cao hơn và cứng rắn hơn với các công ty công nghệ. Điều này sẽ khiến cho chứng khoán Mỹ gặp khó hơn so với các thị trường khác.
S&P 500 đã cao lên mức kỷ lục mới sau phiên giao dịch ngày 18/8, ghi dấu sự phục hồi hoàn toàn sau cú sập hồi tháng 3. Đại dịch Covid-19 lây lan tới Mỹ với các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn virus lây lan là lý do chính của cú bán tháo. Tuy nhiên, các biện pháp kích thích chưa từng có đã giúp thị trường phục hồi với nhiều chỉ số tái lập đỉnh cũ.
Thị trường chứng khoán mà một trong những thành tựu trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Việc các chỉ số chính liên tiếp lập đỉnh lịch sử luôn được ông Trump nhắc tới một cách đầy tự hào. Nó cũng giúp Tổng thống có những lợi thế lớn trong cuộc đua tháng 11 sắp tới với đối thủ của đảng Dân chủ.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn là ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với hơn 5,5 triệu ca mắc và 171.862 trường hợp tử vong. Trên thế giới, số ca mắc Covid-19 đã vượt 22,22 triệu người với hơn 780.000 người tử vong. Hiện tại, các quốc gia vẫn tiếp tục phát triển vắc xin nhằm mang đến sự ổn định cho các nền kinh tế.
Hiện tại, cuộc đua Tổng thống Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút khi chỉ còn hơn 2 tháng nữa là cuộc tổng tuyển cử diễn ra. Đại dịch Covid-19 đang đặt những áp lực chưa từng có lên cuộc đua chiếc ghế quyền lực nhất nước Mỹ và cả 2 ứng viên.