MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngành bị mang tiếng "không có tri thức" nhưng là "miếng bánh béo bở", khiến Shark Hùng Anh thốt lên: "Không hiểu nổi lý do lãi lên tới 50%"

23-11-2023 - 16:10 PM | Doanh nghiệp

"Không biết lý do tại sao rất nhiều người giàu đi lên từ nghề này", Shark Hùng Anh nói trong tập mới nhất của Shark Tank Việt Nam. Theo số liệu 7 tháng đầu năm 2023 của YouNet Media, trung bình mỗi tháng thảo luận về top 10 thương hiệu ngành này tăng tới 49%.

Ngành bị mang tiếng "không có tri thức" nhưng là "miếng bánh béo bở", khiến Shark Hùng Anh thốt lên: "Không hiểu nổi lý do lãi lên tới 50%" - Ảnh 1.

Hai Co-founder của startup LaGaia trên sóng Shark Tank Việt Nam.

Lợi nhuận lên tới 50%, "rất nhiều người giàu đi lên từ nghề này"

Trong tập 8 chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 6, startup ngành làm đẹp và chăm sóc sức khỏe LaGaia khiến các "cá mập" ngỡ ngàng khi kêu gọi tới 39 tỷ đồng cho 10% cổ phần, tức là định giá doanh nghiệp lên đến 390 tỷ đồng, dù mới mở cửa hàng đầu tiên vào tháng 3/2023 và hiện có 8 cơ sở.

LaGaia được giới thiệu là mô hình one-stop shop, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thư giãn và làm đẹp thiết yếu tại một điểm đến, bám theo các chung cư. Theo các Co-founder, mô hình của họ có chi phí đầu tư và vận hành thấp, giá thành dịch vụ cũng phải chăng. Đáng chú ý, Co-Founder Ngọc Nguyễn tiết lộ trong năm 2023, doanh thu toàn hệ thống dự kiến đạt 24 tỷ và EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) có thể lên đến 50%.

Phần pitching của startup khiến Shark Lê Hùng Anh thốt lên: "Tôi không hiểu nổi, bây giờ vẫn chưa hình dung được lý do chị lãi tới 50%".

Trong khi đó, Shark Bùi Quang Minh đã tính toán chi tiết để giúp startup chứng minh con số lợi nhuận của mô hình có thể lên đến 50%. Do gia đình cũng có mô hình kinh doanh cùng lĩnh vực, Chủ tịch Beta Group cho biết tỷ lệ này khả thi. Thêm vào đó, Shark Minh chỉ ra tại Thái Lan có Siam Wellness Group cũng theo mô hình tương tự và thậm chí đã niêm yết trên sàn chứng khoán, với tỷ lệ EBITDA khoảng 40%.

"Mình thấy các vị đại gia nổi tiếng khắp Việt Nam ai cũng có công ty spa phía sau. Không biết lý do tại sao rất nhiều người giàu đi lên từ nghề này. Hôm nay mình đã được chứng kiến trường hợp cụ thể đạt lợi nhuận lên tới 50%. Không có ngành nào lợi nhuận khủng khiếp như ngành này", Shark Hùng Anh bày tỏ.

Ngành bị mang tiếng "không có tri thức" nhưng là "miếng bánh béo bở", khiến Shark Hùng Anh thốt lên: "Không hiểu nổi lý do lãi lên tới 50%" - Ảnh 2.

Shark Lê Hùng Anh.

Thị trường thẩm mỹ – làm đẹp Việt Nam: "Miếng bánh" vẫn còn "béo bở"

"Ngành của em bị đánh giá là doanh nhân không có tri thức. Em muốn truyền đạt là em ngày hôm nay đứng ở đây thì các bạn cũng sẽ tạo ra được những thương hiệu Việt có thể lan tỏa đi quốc tế, hay khẳng định mình là những người kinh doanh thực sự có tri thức, hướng đến ngành làm đẹp ngày càng đẹp và văn minh hơn", Co-Founder LaGaia Ngọc Nguyễn bày tỏ.

Bất chấp những định kiến như chị Ngọc Nguyễn chia sẻ, trong báo cáo về ngành thẩm mỹ - làm đẹp tại Việt Nam năm 2023, công ty phân tích dữ liệu mạng xã hội YouNet Media đánh giá thị trường này là "miếng bánh" vẫn còn "béo bở".

Theo khảo sát về ngành Chăm sóc Sức khỏe và Làm đẹp toàn cầu của Viện Nghiên Cứu Global Wellness Institute, thị trường làm đẹp thế giới trị giá 4.500 tỷ USD. Trong đó, tính riêng mảng chăm sóc sắc đẹp, chống lão hóa và chăm sóc cơ thể đã chiếm hơn 1.083 tỷ USD.

Khi chất lượng sống ngày càng tăng, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu làm đẹp xâm lấn và không xâm lấn dần trở thành một nhu cầu thiết yếu và đang có xu hướng "trẻ hoá". Theo nghiên cứu từ CBNData năm 2022, có hơn 80% người tiêu dùng Gen Z tại Châu Á bày tỏ mức độ lo lắng rất cao về ngoại hình và sẵn sàng chi tiêu mạnh tay cho thẩm mỹ. Họ xem đây là khoản đầu tư xứng đáng trên con đường "cải thiện ngoại hình".

"Tại Việt Nam, các thành phố lớn và những khu vực lân cận đang dần trở thành "thánh địa" của ngành dịch vụ làm đẹp. Chỉ tính tại TP.HCM đã có hơn 7.000 cơ sở cung ứng dịch vụ liên quan đến làm đẹp (theo Sở Y Tế TP.HCM).

Tuy nhiên, tại Việt Nam, thị trường này còn khá nhập nhằng trong định nghĩa hình thức hoạt động và dịch vụ, gây nhiều hiểu nhầm cho khách hàng. Chính vì vậy, cách thức truyền thông và đặc trưng thảo luận của ngành này cũng vô cùng khác biệt so với các lĩnh vực khác", báo cáo của YouNet Media có đoạn.

YouNet Media cho biết trong 7 tháng đầu năm 2023, trung bình mỗi tháng thảo luận về Top 10 thương hiệu ngành thẩm mỹ – làm đẹp tăng tới 49%. Trong đó, sự tăng trưởng ấn tượng nhất là ở giai đoạn tháng 5-7/2023, tổng thảo luận của Top 10 tăng 233,36% so với 3 tháng trước đó, đạt 323.787 thảo luận. Cụ thể, 2 tháng có lượng thảo luận tăng đáng kể nhất là tháng 5 (tăng 64,89%) và tháng 7/2023 (tăng 92,7%).

Ngành bị mang tiếng "không có tri thức" nhưng là "miếng bánh béo bở", khiến Shark Hùng Anh thốt lên: "Không hiểu nổi lý do lãi lên tới 50%" - Ảnh 3.

Mặc dù vậy, báo cáo của YouNet Media cũng chỉ ra rằng thẩm mỹ là 1 trong 10 ngành thường xuyên xuất hiện tin tiêu cực. Do đó, bên cạnh việc triển khai các hoạt động marketing để xây dựng hình ảnh thương hiệu, YouNet Media đưa ra một số đề xuất chung cho các thương hiệu thẩm mỹ - làm đẹp, trước hết là lắng nghe, phát hiện sớm tin tiêu cực hoặc nguy cơ gây ra khủng hoảng truyền thông ảnh hưởng tới thương hiệu.

Tiếp đó, cần theo dõi sức khỏe thương hiệu và giám sát hoạt động của đối thủ trên Social Media; theo dõi người đại diện thương hiệu và phát hiện các Influencer mới xuất hiện trong ngành thẩm mỹ – làm đẹp; cập nhật các trend đang "hot" trên đa nền tảng mạng xã hội.

Theo Minh Anh

An ninh tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên