Ngành kinh doanh trị giá 8 tỷ USD từ... côn trùng!
Vì "thịt" làm từ thực vật đang có được những thành công rất lớn, nên Barclays hiện xem côn trùng là một phần chính trong tương lai của các protein thay thế.
- 08-06-2019Lỗ liên tục, công ty “thịt thực vật” vẫn đạt vốn hóa gần 6 tỷ USD
- 21-01-2019Vì sao người giàu trên thế giới ngày một thích ăn thịt gà?
- 20-08-2018Mất giá "khủng" như tiền Venezuela: 1 kg thịt giá 9,5 triệu bolivar!
Theo dữ liệu của Meticulous Research được trích dẫn trong một báo cáo do Barclays công bố vào hôm thứ Hai vừa qua, thị trường protein côn trùng có thể đạt giá trị 8 tỷ USD vào năm 2030, tăng mạnh so với con số chưa đầy 1 tỷ USD trong năm 2019.
Theo các nhà phân tích của Barclays, việc ăn côn trùng có thể trở nên ngày càng phổ biến khi dân số toàn cầu "phình lên", biến loại thức ăn này thành một khoản đầu tư hấp dẫn cho các chuỗi cửa hàng tạp hóa, những nhà sản xuất thực phẩm như Nestle, PepsiCo, và - có lẽ một ngày nào đó – là các chuỗi nhà hàng lớn như McDonald.
Khoảng 2 tỷ người ở 130 quốc gia hiện đã thường xuyên ăn côn trùng và hành động này là bền vững hơn nhiều so với ăn các sản phẩm thịt truyền thống, khi Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm của Liên Hiệp Quốc đã khuyến khích tiêu thụ loại thực phẩm này từ năm 2003. Và như Barclays lưu ý, là thế hệ "có ý thức về sức khỏe và ý thức môi trường" nhất, nên thế hệ Z ít có khả năng loại bỏ ý tưởng ăn côn trùng vì "yếu tố kinh sợ" hơn.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của "thịt" được làm từ thực vật cho thấy thị hiếu ngày càng tăng đối với những loại thức ăn thay thế cho các sản phẩm thịt truyền thống.
Một số công ty côn trùng ăn được nhỏ hơn đã có mặt trên thị trường, chẳng hạn như công ty chuyên sản xuất món snack dế Six Foods của Mỹ, công ty Chapul sản xuất protein dế được Shark Tank ủng hộ, và Entis, công ty sản xuất sản phẩm thay thế thịt và snack côn trùng của Phần Lan.
Các chuỗi siêu thị như Sainsbury ở Anh, Loblaw ở Canada và Whole Food thuộc sở hữu của Amazon hiện đã có những mặt hàng làm từ côn trùng. Các nhà hàng độc lập giờ đây cũng có món côn trùng trong thực đơn, giúp thúc đẩy khái niệm ăn côn trùng ngày càng trở nên "chính thống", tương tự như cách mà các nhà hàng sushi từng làm để thuyết phục thực khách phương Tây ăn cá sống.
"Từng bị xem là một loại thực phẩm lạ lùng và kì quái, sushi đã dần được biến thành món ăn chính thống nhờ được giới thiệu ở nhiều nơi, từ các nhà hàng cao cấp đến những kệ hàng trong siêu thị", báo cáo viết. "Chúng tôi cũng bắt đầu thấy điều này với côn trùng, khi xuất hiện các nhà hàng có bán những món làm từ côn trùng như Grub Kitchen ở Anh và The Black Ant ở New York".
Khi các nhà hàng và siêu thị bình thường hóa những loại côn trùng ăn được, thì việc các nhà sản xuất thực phẩm mua lại những thương hiệu nhỏ hơn và phát triển các sản phẩm dựa trên côn trùng của riêng họ dường như là bước tiếp theo trong giai đoạn bùng nổ côn trùng ăn được.
Tập đoàn thực phẩm Tyson Foods đã đầu tư vào thịt làm từ thực vật và thịt nuôi cấy, và nhấn mạnh nhu cầu về protein dế trong danh sách xu hướng thực phẩm năm 2019 của họ. Còn Nestle thì cho Barclays biết rằng họ đang tiến hành nghiên cứu và phát triển nhiều loài côn trùng khác nhau, cũng như đã cho ra mắt một loại thức ăn dành cho thú cưng được làm từ dế vào đầu năm nay. Và, dù từng phát biểu rằng còn quá sớm để xác định kế hoạch dài hạn cho côn trùng, nhưng PepsiCo đã chọn các thương hiệu snack côn trùng để tham gia vào chương trình tăng tốc cho những thương hiệu mới nổi của mình.