MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngành mà Việt Nam là thị trường có tốc độ phát triển lớn nhất Đông Nam Á

Việt Nam hiện có một ngành có tốc độ phát triển lớn nhất Đông Nam Á.

Hội Khoa học kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam (VISRAE) phối hợp cùng Công ty cổ phần thương hiệu và truyền thông quốc tế IBC (IBC) tổ chức chuỗi sự kiện quốc tế về công nghệ nhiệt lạnh, phòng sạch và nhà máy công nghệ cao, CLEANFACT & RESAT EXPO 2023.

Hiện nay, bờ biển Việt Nam dài hơn 3.260 km, ngành đánh bắt cá rất phát triển. Mỗi năm xuất khẩu trên 10 tỷ USD các mặt hàng thủy sản. Do đó nhu cầu về lạnh cho ngành chế biến thủy sản rất lớn.

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm. Do đó nhu cầu về điều hòa không khí cũng rất lớn. Hàng năm thị trường Việt Nam cũng tiêu thụ trên dưới 2 triệu máy điều hòa và trên dưới một triệu tủ lạnh.

Ngành lạnh và điều hòa không khí đã xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Ngành y, dược, công nghiệp, điện tử, các trung tâm dữ liệu đều không thể thiếu các hệ thống điều hòa không khí. Ngành lạnh và điều hòa mỗi năm tiêu tốn trên 2 tỷ USD của xã hội. Ngành lạnh và điều hòa cũng tiêu thụ gần 20% sản lượng điện của cả nước. Ngành lạnh và điều hòa không khí cũng gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và sự nóng lên của trái đất.

Ngành lạnh và Điều hòa không khí ở Việt Nam có nhu cầu rất lớn. Mỗi năm thị trường tiêu thụ trên 2 triệu máy điều hòa và trên dưới 1 triệu tủ lạnh, ngoài ra nước ta là cường quốc xuất khẩu nông thủy sản công suất lạnh sử dụng trong lĩnh vực này cũng rất lớn...

Đặc biệt, ngành lạnh và Điều hòa không khí ở Việt Nam đang phát triển hết sức mạnh mẽ và là thị trường có tốc độ phát triển vào loại lớn nhất Đông Nam Á. Ngành Lạnh và điều hòa không khí tiêu một lượng tiền đáng kể trong xã hội, và đặc biệt ngành cũng gây ra những vấn đề lớn mà Chính phủ và xã hội hết sức quan tâm: Điều hòa tiêu thụ 40 đến 60% lượng điện tiêu thụ trong các tòa nhà, môi chất lạnh đã phá hủy tầng ozon và làm nóng lên trái đất.

Môi trường không khí trong các tòa nhà đang là vấn đề lớn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, nhưng đặc điểm của ngành là không có một cơ quan quản lý nào trực tiếp quản lý giống như một số ngành khác như: điện, than, nhựa…, mỗi Bộ sẽ quản lý một lĩnh vực riêng của ngành. Ví dụ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý về chế biến và bảo quản thủy sản.

Bộ Công thương quản lý về tiết kiệm năng lượng và dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Bộ Xây dựng quản lý về các ngôi nhà xanh và chất lượng không khí trong các tòa nhà. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý về bảo vệ tầng ozon và chống sự nóng lên của Trái đất, cấp phép xuất nhập khẩu các môi chất lạnh được phép sử dụng. Bộ Khoa học và Công nghệ biên soạn và ban hành các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng…

PV

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên