MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngành ngân hàng đang "thấm" cuộc chiến thương mại của ông Trump

17-07-2018 - 13:47 PM | Tài chính - ngân hàng

Đối với các ngân hàng chuyên về tài trợ thương mại ở châu Á, cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đến vào thời điểm không thể tồi tệ hơn.

Các ngân hàng trên toàn cầu đã phải đối mặt với sự suy giảm doanh thu từ hoạt động tài trợ thương mại xuyên biên giới trị giá 9 nghìn tỷ trong 5 năm qua, do tỷ suất lợi nhuận giảm ở châu Á. Bây giờ, khi tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng lên, rủi ro là khối lượng giao thương suy giảm, làm xấu đi triển vọng cho các ngân hàng hàng đầu trong khu vực bao gồm HSBC và Standard Chartered.

"Đó sẽ là một câu chuyện rất khó khăn, đặc biệt là đối với những ngân hàng châu Á đang cố gắng phát triển kinh doanh", Eric Li, giám đốc nghiên cứu của Coalition Development tại London cho biết. "Có rất nhiều ngân hàng truyền thống đang theo đuổi chiếc bánh đang ngày càng thu nhỏ lại".

Tuần trước, Mỹ đã công bố kế hoạch áp đặt mức thuế 200 tỷ USD cho các sản phẩm Trung Quốc bằng cách phát hành một danh sách các sản phẩm mục tiêu, đó là động thái mới nhất của Tổng thống Donald Trump trong một cuộc xung đột mà Trung Quốc gọi là "cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế". Một số lãnh đạo ngân hàng nói rằng còn quá sớm để xác định tác động của tranh chấp đối với các luồng thương mại, các ngân hàng trong ngành có thể bị tác động nghiêm trọng nếu hoạt động giao thương suy yếu.

Ngành ngân hàng đang thấm cuộc chiến thương mại của ông Trump - Ảnh 1.

Doanh thu tài trợ thương mại toàn cầu giảm năm thứ 5 liên tiếp vào năm 2017. Nguồn: Coalition Development Ltd. Lưu ý: Số liệu này tổng hợp doanh thu của khách hàng tổ chức và công ty có doanh thu hàng năm trên 500 triệu USD.

Doanh thu toàn cầu của mảng tài trợ thương mại, bao gồm cả thư tín dụng xuất nhập khẩu và tài chính chuỗi cung ứng, giảm xuống 26,6 tỷ USD trong năm 2017, mức thấp nhất trong ít nhất tám năm, dữ liệu của Coalition cho hay, và Li dự đoán một sự suy giảm trong năm nay.

Châu Á là thị trường quan trọng của ngành, chiếm khoảng một phần ba doanh thu tài trợ thương mại trên toàn thế giới. Tuy nhiên, lợi nhuận đã bị thu hẹp khi các ngân hàng toàn cầu phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ những ngân hàng khác ở Nhật Bản, Úc và Singapore, Li cho biết.

Các ngân hàng trên khắp châu Á hiện đang trao đổi với khách hàng để đánh giá những tác động của tranh chấp thương mại đối với doanh nghiệp của họ và chuỗi cung ứng rộng hơn. Còn quá sớm để quyết định xem họ sẽ phản ứng như thế nào, các ngân hàng chia sẻ với Bloomberg. Mối quan tâm bao gồm việc các nhà sản xuất có cần phải di chuyển các nhà máy đến các nước không bị ảnh hưởng bởi thuế quan hay không và liệu nhu cầu về hàng hóa có bị suy yếu hay không.

Một cuộc chiến thương mại có thể dẫn đến việc vẽ lại chuỗi cung ứng có thể làm tổn hại đến chất lượng tín dụng của một số ngân hàng, theo Chris Dyer, giám đốc toàn cầu của Eaton Vance Management tại London. "Điều này sẽ tạo ra người chiến thắng và kẻ thua cuộc và có khả năng dẫn đến tổn thất tín dụng cao hơn trong một số phân khúc của danh mục cho vay thương mại", ông nói thêm rằng thuế quan sẽ làm tăng căng thẳng tín dụng đối với các công ty Trung Quốc xuất khẩu hàng sang Mỹ.

Tuy nhiên, tác động trực tiếp của tranh chấp thương mại đối với thu nhập ngân hàng có thể được kiểm soát, do doanh nghiệp có mức biên lợi nhuận thấp chỉ chiếm một phần nhỏ lợi nhuận của các ngân hàng. Tại HSBC, ngân hàng hàng đầu về tài trợ thương mại tại châu Á năm ngoái, theo Greenwich Associates, tài trợ thương mại và phải thu toàn cầu chiếm khoảng 13% thu nhập hoạt động ngân hàng thương mại trong quý đầu tiên của năm nay.

Dù tranh chấp leo thang, HSBC vẫn lạc quan về triển vọng thương mại.

"Còn quá sớm để dự đoán căng thẳng thương mại có ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng và dòng chảy thương mại hay không", Ajay Sharma, người phụ trách về tài trợ thương mại và phải thu toàn cầu của HSBC tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết. "Các điều kiện cơ bản dài hạn của thương mại vẫn mạnh mẽ," được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong khu vực, ông nói.

Ngành ngân hàng đang thấm cuộc chiến thương mại của ông Trump - Ảnh 2.

Biên lợi nhuận tài trợ thương mại ngày một giảm xuống. Nguồn Coalition Development

Bất kỳ sự định hình lại nào trong quan hệ thương mại cũng có thể mang lại cơ hội cho các ngân hàng bên ngoài nước Mỹ, Dyer nói.

"Việc áp dụng thuế quan (của Mỹ) có thể sẽ khuyến khích hội nhập thương mại giữa các nước châu Á và tăng cường hợp tác kinh tế và chính trị giữa châu Á và châu Âu," ông nói.

Theo Phương Anh

Người đồng hành/ Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên