Ngành thép liên tiếp đón “hung tin”
Ngành thép của Việt Nam liên tiếp nhận được những “hung tin” trong tháng 7 khi phải đối mặt với nhiều vụ điều tra bán phá giá từ các nước nhập khẩu.
- 05-11-2017Doanh số bán lẻ trực tuyến hàng tiêu dùng nhanh sẽ đạt 2.100 tỷ USD năm 2020
- 04-01-2017M&A 2016: Các tỷ phú Thái Lan "thâu tóm" ngành bán lẻ và hàng tiêu dùng Việt Nam
Hiệp hội Thép Việt Nam vừa qua đã khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam không nên tiếp tay cho việc chuyển xuất xứ từ thép Trung Quốc sang Việt Nam để xuất khẩu sang các nước khác.
Ngày 24/7, Tòa Trọng tài Thương mại Quốc tế Canada (CITT) đã ra phán quyết về mức độ ảnh hưởng của thép cuộn cán nguội Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam đối với ngành công nghiệp sản xuất thép trong nước.
Gian nan trên đường “xuất ngoại”
CITT đưa ra phán quyết dựa trên kết quả điều tra được thực hiện theo Đạo luật về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA) và cuộc điều tra bán phá giá, trợ giá của Cục Biên Mậu Canada (CBSA). Phán quyết của CITT nêu rõ: “Có dấu hiệu xác thực cho thấy việc bán phá giá và trợ giá thép cán nguội dạng cuộn và dạng sợi của Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước”.
Ngoài thép cán nguội, CITT và CBSA cũng đang điều tra một số sản phẩm thép ống hàn carbon của Việt Nam, Philippines, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ với thời hạn đưa ra phán quyết lần lượt là vào ngày 18/9 và 18/10 tới.
Trước đó, ngày 18/7, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo tới WTO về việc Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ với một số sản phẩm thép nhập khẩu. Thời gian áo dụng biện pháp là 200 ngày, tính từ ngày 19/7/2018.
Theo đó, có 28 nhóm sản phẩm bị điều tra, trong đó mỗi nhóm sẽ được quy định một mức hạn ngạch riêng, đối với lượng hàng hóa vượt hạn ngạch, mức thuế áp dụng là 25%. Việt Nam cũng có 3 nhóm sản phẩm bị áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, gồm: thép cán nguội hợp kim và không hợp kim, thép tấm mạ kim loại và thép không gỉ cán nguội dạng tấm và thanh.
Cũng trong tháng 7/2018, Cục Ngoại thương (DFT) – Bộ Thương mại Thái Lan đã khởi xướng điều tra gia hạn lần hai biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép tấm không hợp kim cán nóng dạng cuộn và không cuộn, có hoặc không có hoa văn, có độ dày 0.9-50,0 mm và chiều rộng 100-3.048 mm.
Thép Việt sẽ ra sao khi dồn dập bị áp thuế?
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra, trước những quan ngại về việc thép Trung Quốc sẽ tìm đường đi vòng sang Mỹ qua Việt Nam hoặc đưa vào Việt Nam cạnh tranh với các sản phẩm nội địa, Hiệp hội Thép Việt Nam vừa qua đã khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam không nên tiếp tay cho việc chuyển xuất xứ từ thép Trung Quốc sang Việt Nam để xuất khẩu sang các nước khác.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Việt Nam từng chia sẻ với báo chí rằng, thép là mặt hàng xuất khẩu mạnh của Việt Nam trong thời gian qua và sẽ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong các năm tới. Trong năm 2017, doanh thu xuất khẩu thép của Việt Nam đã đạt hơn 3 tỉ USD, tăng hơn 55% so với năm trước đó, chủ yếu là các sản phẩm thép, thép xây dựng, ống thép và thanh thép nhỏ.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, hiện các thị trường tiềm năng chính của Việt Nam là Đức, Mỹ, và Campuchia. Đức được coi là cửa mở cho thép Việt Nam vào thị trường EU. Tuy nhiên, thép Việt hiện đang phải cạnh tranh với thép Trung Quốc tại thị trường Mỹ. Hiện Việt Nam đứng thứ 12 trong số 20 nguồn thép nhập khẩu lớn nhất của Mỹ và đứng thứ 3 sau Canada và Mexico về sản lượng nhôm thuộc hạng mục thanh, que và hình xuất khẩu sang Mỹ.
Trong thời điểm các sản phẩm thép xuất khẩu liện tục bị kiện, đầu tháng 7 vừa qua, Bộ Công thương Việt Nam cũng đưa ra những biện pháp bảo vệ ngành thép trong nước bằng việc áp thuế chống bán phá giá lên sản phẩm thép không gỉ cán nguội của các nước Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan…
Cũng trong một động thái mới, thị trường nhập khẩu Đông Nam Á giảm sút, cộng thêm chiến tranh thương mại với Mỹ ngày càng leo thang và các thuế chống bán phá giá của Mỹ áp ngày càng nhiều lên sản phẩm thép, Trung Quốc đang tìm cửa hẹp để đi khi dạt các đơn hàng xuất khẩu sang châu Phi và Nam Mỹ. Còn thép Việt sẽ ra sao khi các nước dồn dập áp thuế?
Diễn đàn doanh nghiệp