Ngày này năm xưa: 20/1 – Hãng sản xuất phim máy ảnh nổi tiếng thế giới ra đời
Hành trình sống sót kỳ diệu của hãng phim ảnh và máy ảnh Fujifilm trong thời đại kỹ thuật số là một bài học đắt giá về sự đổi mới.
- 19-01-2023Hóa ra thế giới đã thay đổi: ‘Mỏ vàng trẻ’ mới là đối tượng ‘thao túng’ ngành hàng tỷ đô, tỷ phú giàu nhất thế giới nên chú ý
- 19-01-2023Adidas: Hành trình từ nhà kho tiệm giặt là đến một trong những thương hiệu giày thể thao lớn nhất thế giới
- 19-01-2023Ngày này năm xưa: 19/1, một thiên tài ra đời, đặt nền tảng cho cuộc Cách mạng Công nghiệp khiến nhân loại "lột xác"
Fujifilm Holdings Corporation, thường được gọi với cái tên quen thuộc hơn là Fujifilm hay Fuji, là một tập đoàn đa quốc gia với các sản phẩm phim ảnh và máy ảnh. Fujifilm được thành lập vào ngày 20/1/1934 với mục tiêu khi ấy là trở thành nhà sản xuất sản phẩm phim ảnh đầu tiên của Nhật Bản.
Trong 10 năm kế tiếp, công ty đã sản xuất phim chụp ảnh và cả phim X-quang. Vào những năm 1940, công ty Fuji Photo tham gia thị trường kính quang học, thấu kính và thiết bị. Sau Thế chiến II, Fuji Photo đa dạng hóa, thâm nhập vào các lĩnh vực y tế (chẩn đoán bằng tia X), in ấn, hình ảnh điện tử và vật liệu từ tính.
Từ giữa những năm 1950, Fuji Photo đã đẩy nhanh việc thành lập các cơ sở bán hàng ở nước ngoài. Đến những năm 1980, Fuji Photo đã mở rộng sản xuất và bổ sung các cơ sở khác ở nước ngoài, đẩy mạnh tốc độ toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, Fuji Photo cũng phát triển các công nghệ kỹ thuật số cho các doanh nghiệp liên quan đến ảnh, y tế và in ấn của mình.
Giống như đối thủ Eastman Kodak thống trị trên đất Mỹ, Fuji Photo đã có một thời gian dài gần như độc quyền về phim máy ảnh ở Nhật Bản. Fujifilm trở thành một trong những nhà tài trợ chính của Olympic Los Angeles 1984 (một cơ hội mà Kodak đã bỏ lỡ). Công ty cung cấp phim máy ảnh rẻ hơn và thành lập một nhà máy sản xuất phim ở Mỹ. Nhờ đó, Fuji đã giành được thị phần đáng kể ở Mỹ, trong khi Kodak có rất ít cơ hội thâm nhập thành công vào Nhật Bản.
Khi thế giới bước sang thiên niên kỷ mới, công nghệ kỹ thuật số trong máy ảnh lan rộng nhanh chóng. Nhu cầu về máy phim sụt giảm đột ngột do sự phổ biến của máy ảnh kỹ thuật số.
Để thích ứng với tình hình, Fuji Photo đã thực hiện các cải cách quản lý nhằm chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh doanh của mình. Ngay từ đầu những năm 1980, công ty đã nhìn thấy trước xu hướng chuyển đổi từ máy phim sang máy kỹ thuật số, vì vậy “hãng đã phát triển một chiến lược gồm ba mũi nhọn. Đó là kiếm càng nhiều tiền từ kinh doanh phim càng tốt, dùng tiền để chuẩn bị cho việc chuyển đổi sang kỹ thuật số và phát triển ngành nghề kinh doanh mới”.
Nếu để so sánh, Fuji Photo đã thích nghi với sự thay đổi của thời đại nhanh hơn nhiều so với Eastman Kodak. Kodak đã nộp đơn xin phá sản vào tháng 1 năm 2012. Nỗ lực đa dạng hóa của Fuji Photo đã thành công trong khi Kodak thất bại.
Vào ngày 19 tháng 9 năm 2006, Fujifilm công bố kế hoạch thành lập công ty mẹ, Fujifilm Holdings Corp. Fujifilm và Fuji Xerox sẽ trở thành công ty con của công ty mẹ.
Cụ thể hơn, khi ngành nhiếp ảnh truyền thống “ngắc ngoải” và thị trường phim ảnh rơi tự do, Fujifilm bắt đầu tìm lối đi mới trong ngành dược phẩm sinh học. Công ty bắt đầu mua lại một số công ty dược phẩm, mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp để chuẩn bị cho cú nhảy vọt mới.
Bên cạnh việc mua lại các nhà sản xuất dược phẩm và công ty hóa chất hàng đầu, Fujifilm còn tìm cách ứng dụng công nghệ cấp độ vi mô trong sản xuất phim chụp ảnh vào ngành hóa-dược-mỹ phẩm. Sau nhiều năm kiên trì, những thành tựu và công nghệ của Fujifilm đã chứng minh tầm quan trọng của mình. Chẳng hạn như công ty có những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu vaccine Covid-19 và phương pháp xét nghiệm PCR.
Thành quả to lớn hơn mà những công nghệ này đem lại là lợi nhuận cho Fujifilm. Công ty ghi nhận mức lợi nhuận ròng 181,2 tỷ yên (1,6 tỷ USD) trong năm tài chính 2021 kết thúc vào tháng 3.
Chính nhờ ý chí chuyển mình quyết liệt và thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường đã giúp Fujifilm sống sót và phát triển mạnh mẽ trong thời đại kỹ thuật số, ngay cả khi đối thủ Kodak đã lùi về quá khứ và là bài học đắt giá cho sự thiếu đổi mới.
Tổng hợp
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Ngày này năm xưa
Xem tất cả >>- Lần đầu tiên trong 60 năm hoạt động, Nokia có ‘động thái’ thay đổi chiến lược hoàn toàn mới: Dự báo sắp ‘tái khởi’?
- Trước ‘ông vua’ phần mềm Bill Gates, thế giới đã có một ‘ông trùm’ khoa học hiện đại: Cũng bỏ học giữa chừng, vài năm sau là làm nên nghiệp lớn
- Một siêu phẩm của Hàn Quốc xác lập kỷ lục thế giới, thu về 145 tỷ USD cùng hàng loạt cổ phiếu tăng ‘chóng mặt’ ngày này 3 năm trước
- Ngày này năm xưa: 5/2, Phố Wall trải qua thời kỳ ‘kinh hoàng’, lần đầu tiên trong lịch sử Dow Jones gặp ‘hạn’ lớn
- Ngày này năm xưa: 4/2, một ứng dụng ra đời từ ký túc xá trường Harvard, thay đổi cách dùng Internet của cả thế giới