Nghề môi giới bất động sản có bấp bênh?
Thực tế, có khá nhiều chuyên viên tư vấn BĐS ở các tập đoàn lớn như Novaland, Hưng Thịnh, Sungroup, FLC, Vingroup…gắn bó từ 5 đến 10 năm và đạt những đỉnh cao nghề nghiệp. Điều này khẳng định, nếu dùng từ bấp bênh đối với nghề môi giới BĐS là chưa hiểu đúng nghề.
Thành công phải đi cùng nỗ lực
Những tháng cuối năm 2019, truyền thông liên tục mô tả môi giới BĐS là nghề khắc nghiệt nhất khi mà nhiều sàn đóng cửa, doanh nghiệp tuyển dụng thay thế nhiều. Môi giới vì thế cũng “nhảy việc” liên tục. Điều này gây nên sự hiểu nhầm rằng, nghề tư vấn BĐS thực sự bấp bênh, khó sống?.
Không thể phủ nhận độ khó của nghề dịch vụ BĐS. Tuy vậy, không có nghĩa là ai vào ngành này cũng như “cối xay thịt”. Thậm chí, những thành viên xuất sắc còn được hưởng chế độ đãi ngộ ấn tượng từ doanh nghiệp, tổ chức.
Đỗ Thị Hương, nữ chuyên viên tư vấn cấp cao, gắn bó 5 năm với nghề “sale” BĐS tại TP.HCM chia sẻ, bên cạnh việc chọn đúng nơi để làm thì sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân là yếu tố quyết định đến tương lai nghề nghiệp của một môi giới BĐS. Vốn xuất phát điểm như bao môi giới khác trên thị trường nhưng Hương lại sớm thành công với nghề khi mà mức thu nhập luôn đều đặn ở ngưỡng 2 con số. Đặc biệt bên cạnh thu nhập, Hương cho biết, mức thưởng theo quý, theo năm của doanh nghiệp cũng khá hấp dẫn khiến cô gái này gắn bó và say mê với nghề đã chọn.
““Những ngày đếm ngược hết 2 tháng thử việc, tôi vẫn chưa chốt được giao dịch. Áp lực, căng thẳng dồn dập khi các bạn đồng nghiệp vào chung đợt đã chốt căn. Nhưng tôi vẫn có niềm tin với những gì mình đã cố gắng nỗ lực và có thái độ nghiêm túc với công việc tôi đang làm, thì mọi người làm được tôi cũng sẽ làm được. Tuần đầu tiên của tháng thứ 3, tôi chốt được 4 giao dịch. Lý do duy nhất để tôi kiên định với những việc mình làm: Đó là phải tự tin vào bản thân và hãy luôn mạnh mẽ.” , Hương bày tỏ.
Nỗ lực và sự gắn bó của Hương đã giúp cô trở thành thành viên đầu tiên của câu lạc bộ BĐS triệu đô (NMDC) do Tập đoàn Novaland – nơi cô đang làm việc thành lập. Đây là nơi đơn vị này dành những sự tưởng thưởng xứng đáng nhất cho những tư vấn cao cấp xuất sắc trong đội ngũ Chuyên viên tư vấn BĐS của Tập đoàn.
Trong đó, những cá nhân có doanh thu từ 150 tỷ đồng/quý hoặc doanh số 2 quý liên tiếp từ 120 tỷ đồng sẽ được tham gia Khóa đào tạo kỹ năng bán hàng tại nước ngoài; có thư ký riêng; Tiếp khách bằng xe sang, du thuyền, phòng VIP; Đi công tác với vé máy bay hạng thương gia…
Đại diện Tập đoàn này cho biết, việc làm này không chỉ nâng tầm các môi giới viên lên một đẳng cấp hoàn toàn mới và góp phần thay đổi cái nhìn của xã hội đối với nghề môi giới BĐS.
Đúng nơi, đúng thời điểm
Cũng theo đại diện Novaland, nghề tư vấn BĐS chỉ có thể trụ vững khi mỗi cá nhân có sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Quan trọng hơn, các mô giới phải chọn đúng nơi để làm việc và phát triển chuyên môn.
“Với Oanh, lựa chọn được một nơi làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp mình phát huy được hết khả năng. Và điều khiến mình muốn gắn bó lâu dài với nơi mình làm việc là vì những giá trị mà Tập đoàn mang lại cho khách hàng và cộng đồng. Quan trọng nhất chính là giá trị về tinh thần, vật chất cho chính bản thân Oanh; Oanh có thể lo cho bản thân, lo cho gia đình và nhận được sự tôn trọng của khách hàng, anh chị em đồng nghiệp” Võ Oanh – một trong những chuyên viên tư vấn BĐS ưu tú của Tập đoàn Novaland trải lòng.
Theo các chuyên gia, với các tập đoàn có tiềm lực lớn và rổ hàng phong phú với hàng chục ngàn sản phẩm mỗi năm là nơi để đội ngũ kinh doanh thăng tiến bền vững
Các chuyên gia cho biết, với các tập đoàn có tiềm lực lớn và rổ hàng phong phú với hàng chục ngàn sản phẩm mỗi năm và chiến lược phát triển rõ ràng từng giai đoạn thì đây vừa là nơi thăng tiến bền vững cho đội ngũ kinh doanh, vừa là môi trường để họ được học hỏi, đào tạo chuyên nghiệp.
Còn theo ông Phạm Lâm, Chủ tịch DKRA Vietnam, nghề này chỉ bấp bênh khi bản thân mỗi môi giới không trở thành nhà môi giới chuyên nghiệp. “Đã làm môi giới thì hãy làm một nhà môi giới chuyên nghiệp”, ông Lâm nhấn mạnh.
Theo vị chuyên gia này, thị trường BĐS đang dần phát triển ngày một cạnh tranh hơn, theo đó những nhân tố kém năng lực hoặc chưa được công nhận chính quy cũng sẽ dần bị đào thải. Đây là một bước tiến khách quan và tất yếu để cộng đồng môi giới của Việt Nam tự sàng lọc và hoàn thiện trình độ chuyên môn, sự chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.