Nghỉ hưu lúc 34 tuổi nhưng vị triệu phú vẫn phải đi làm lại vì mất 14 tỷ do Covid-19 và bài học "sống an toàn" thấm thía cho dân công sở
Mọi thứ đều có thể xảy ra theo chiều hướng mà chúng ta không thể lường trước được cho nên đừng chọn an nhàn khi còn quá sớm.
- 12-05-202010 sự thật phũ phàng của cuộc sống mà chúng ta luôn chối bỏ nhưng càng trải đời thì sẽ càng thấy thấm
- 11-05-20204 nguyên tắc kỷ luật tôi học được từ người cha từng làm đặc nhiệm SEAL: Nghiêm khắc với bản thân, tương lai ắt dễ dàng; buông thả với chính mình, cuộc đời sẽ khó khăn
- 08-05-2020“Nhất quan hệ, nhì tiền tệ”: Làm thế nào để mở rộng các mối quan hệ mà không tốn công sức?
Thịnh vượng tài chính và nghỉ hưu sớm là điều mà không ít người mong mỏi. Để chuẩn bị cho những năm tháng an nhàn về sau, chúng ta cần những kế hoạch tài chính tỉ mỉ, thông minh và vững chắc.
Tuy nhiên, mọi thứ đều có thể xảy ra theo chiều hướng mà chúng ta không thể lường trước được. Minh chứng đến từ lời tự sự của một người đàn ông 42 tuổi muốn nghỉ hưu sớm nhưng không thành công vì đã mất 600.000 USD (khoảng 16 tỷ đồng) trong đại dịch, được kể bên dưới đây:
Vào năm 2012, tôi dừng công việc trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư và nghỉ hưu ở tuổi 34. Vài năm sau đó, vợ tôi cũng nghỉ việc. Thời điểm đó, chúng tôi sở hữu 3 triệu USD tổng tài sản. Trong suốt 8 năm, giá trị tài sản của chúng tôi vẫn tăng đều đặn (chủ yếu thông qua cổ tức, lãi tiết kiệm, trái phiếu đô thị và thu nhập cho thuê).
Tất cả mọi thứ vẫn diễn biến theo chiều hướng tích cực cho đến khi đại dịch ập đến. Hòa mình vào xu hướng chung của toàn cầu, suy thoái kinh tế khiến tình hình tài chính của chúng tôi ảnh hưởng nghiệm trọng. Một lượng lớn tài sản đã ra đi và đó là dấu hiệu để chúng tôi chuẩn bị tâm lý cho những điều tồi tệ hơn sắp đến.
1. Chúng tôi mất hơn 600.000 USD
Khi thị trường S&P 500 giảm điểm mạnh vào tháng 3, chúng tôi mất 30% trong danh mục đầu tư, tương đương với 600.000 USD. Mặc dù đã rất cẩn trọng, tuy nhiên, mất mát này vẫn khiến chúng tôi cảm thấy khá đau đớn. Như một tiến trình quen thuộc của nền kinh tế, nếu đại dịch được kiểm soát toát và mọi thứ tăng trưởng ngoạn mục trở lại sau thời gian dài giảm sâu, thị trường S&P 500 phải phục hồi 47% mới có thể bù đắp đủ những mất mát mà chúng tôi đã phải gánh chịu.
2. Kế hoạch đi làm trở lại bị thay đổi
Lên kế hoạch nghỉ hưu sớm cho cuộc đời mình chỉ với một đứa con trai - hiện đã 3 tuổi. Tuy nhiên, vào năm 2019, vợ tôi mang thai đứa con thứ hai. Ở một thành phố đắt đỏ như San Francisco, nơi chi phí trung bình để chăm sóc 1 đứa trẻ trong độ tuổi mẫu giáo là 1.526 USD/ mỗi tháng, chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng, chi tiêu của cả gia đình sẽ nhanh chóng tăng vọt lên khi đứa trẻ ra đời.
Đứng trước tình huống này, đầu năm 2020, trước khi tình hình đại dịch diễn biến trầm trọng và khó lường, tôi quyết định đi làm trở lại để đảm bảo có đủ thu nhập, bù đắp vào khoảng chi phí tăng vọt sắp tới. Tôi muốn bắt đầu công việc càng sớm càng tốt để có thể nghỉ trở lại vào năm 2022. Tuy nhiên, đại dịch xảy ra, thị trường rối loạn, nền kinh tế khủng hoảng đã phá vỡ mọi dự định cũng như kế hoạch mà tôi đã đặt ra trước đó.
3. Mất đi khoản thu đến từ cho thuê
Chúng tôi có 3 hạng mục tài sản cho thuê. Tuy nhiên, kể từ thời điểm các khu nghỉ dưỡng trên khắp Nevada bị đóng cửa vào tháng 3, chúng tôi cũng đã mất đi nguồn thu nhập đến từ việc cho thuê bất động sản nghỉ dưỡng (khoảng 3.000 USD mỗi tháng). Chúng tôi sẽ tiếp tục mất đi khoản tiền đó trong khi vẫn phải trả 2,480 USD cho việc thế chấp ngân hàng.
Hai người thuê nhà còn lại ở San Francisco vẫn chưa mất việc và trả tiền nhà đúng hạn. Tuy nhiên, khi tình huống xấu nhất xảy đến, chúng tôi buộc phải cùng họ san sẻ gánh nặng thông qua việc giảm tiền nhà.
4. Giữa khủng hoảng, chi phí sinh hoạt tăng vọt
Trong quý đầu năm 2020, giá trị tài sản ròng của chúng tôi tăng 2,5%. Ngặt một nỗi, chi phí cũng tăng theo chiều tỷ lệ thuận. Sau thuê, về cơ bản, chúng tôi đã chi 65.000 USD, cao hơn 25.000 USD so với thường lệ. Đứng trước tình huống này, chúng tôi phải tìm mọi cách để cắt giảm đáng kể chi phí trong tháng tới.
Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng không hề nhỏ, và bên ngoài kia, hàng triệu con người vẫn phải đang vật lộn với câu chuyện tài chính để có thể sinh tồn hàng ngày. Nhưng lịch sử đã chứng minh, nền kinh tế cuối cùng sẽ phục hồi mạnh mẽ trở lại, vấn đề chỉ là thời gian mà thôi.
Cũng nhờ vào những giai đoạn khó khăn như thời điểm hiện tại, chúng tôi mới rút ra được nhiều bài học cho bản thân mình rằng mọi thứ có thể thanh đổi một cách chóng mặt và kế hoạch chúng ta đề ra ở thời điểm bản đầu có thể bị phá sản ngay lập tức.
Cho nên, thứ chúng ta cần làm là đừng ổn định, đừng sống trong vùng an toàn quá lâu mà hãy chuẩn bị tâm lý để đối đầu với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Báo Dân sinh