Nghịch lý đáng buồn: Các nước giàu sẽ thừa 1,2 tỷ liều vắc xin Covid-19 vào cuối năm nay và họ còn chẳng cần tới chúng
Một phân tích mới được thực hiện cho thấy các nước giàu sẽ thừa 1,2 tỷ liều vắc xin chống Covid-19 vào cuối năm nay ngay cả khi họ còn chẳng cần tới chúng.
- 05-09-2021Mặc nhiều người thiếu vắc-xin, giới quyền lực và nhà giàu châu Á vẫn tìm đủ mọi cách để tiêm mũi thứ 3
- 04-09-2021Nghi ngờ hiệu quả của vắc xin, người Mỹ đổ xô mua thuốc tẩy giun ngựa để chữa Covid-19, đây chính là lý do
- 04-09-2021Ung thư có thể được chữa trị bằng công nghệ vắc xin Covid-19 của AstraZeneca, thí nghiệm trên chuột cho thấy nhiều triển vọng
- 02-09-2021Thế giới biết gì về MU, biến thể Covid-19 với tiềm năng kháng vắc xin đang được WHO giám sát chặt chẽ?
- 02-09-2021Trẻ em dưới 12 tuổi chiếm 15% dân số, Mỹ triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho nhóm này như thế nào?
Công ty phân tích Airfinity Ltd. có trụ sở tại London, Vương quốc Anh, cho biết, Mỹ, Anh, các nước châu Âu và các quốc gia giàu có khác đều đang dẫn đầu thế giới với tỷ lệ tiêm phòng Covid-19 có nơi đạt tới 80% dân số trên 12 tuổi. Ngay cả khi kho dự trữ vắc xin của họ vẫn còn, các nước này tiếp tục tăng cường mua thêm vắc xin.
Ở thời điểm hiện tại, các nước phương Tây và Nhật Bản có thể phân phối lại khoảng 500 triệu liều vắc xin cho các quốc gia nghèo hơn. Tính đến cuối năm 2021, lượng vắc xin thặng dư này sẽ tăng lên 1,2 tỷ liều. Tuy nhiên, chỉ một phần trong đó đã được viện trợ.
Nếu với tốc độ này, số vắc xin thặng dư của các nước giàu có thể tăng lên khoảng 2,2 tỷ liều vào giữa năm 2022. Vắc xin của Pfizer chiếm 45% và vắc xin của Moderna sản xuất chiếm khoảng 25% số này, Airfinity cho hay.
Theo Airfinity, số vắc xin này hoàn toàn có thể được chia sẻ mà không gây bất cứ nguy hiểm nào cho chiến dịch tiêm chủng của các nước giàu. Số thuốc khổng lồ này cũng có thể giải quyết được sự bất bình đẳng trong nguồn cung vắc xin toàn cầu. Số liệu từ Our World in Data của Đại học Oxford thống kê cho thấy chỉ 1,8% dân số ở các nước nghèo được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin. Nó kém xa so với 64% ở các nước giàu.
Trong khi đó, chỉ một phần nhỏ vắc xin của các nước giàu được sử dụng để hỗ trợ cho các nước nghèo hơn trong cuộc chiến chống Covid-19. Sự chậm trễ trong việc chia sẻ vắc xin khiến nhiều người lo ngại những biến thể có khả năng lây lan mạnh hơn, độc lực lớn hơn sẽ tỷ lệ thuận với số ca mắc Covid-19. Ngoài ra, một số người cũng kêu gọi minh bạch hơn về thỏa thuận vắc xin giữa các chính phủ với nhà sản xuất.
Fatima Hassan, nhà sáng lập kiêm CEO của Sáng kiến Công lý Y tế - một tổ chức phi lợi nhuận trụ sở tại Cape Town, Nam Phi, nhấn mạnh: "Chúng ta cần cơ chế khẩn cấp toàn cầu. Chúng ta cần chuyển vắc xin tới tay những người cần đến chúng".
Trong số hơn 1 tỷ liều mà nhóm G7 và EU cam kết cung cấp cho những nước nghèo hơn, chưa đến 15% được chuyển giao. Hiện tại, sản lượng vắc xin đang tăng đều và khó xảy ra gián đoạn. Theo một ước tính, có thể có tới 12 tỷ liều được sản xuất vào cuối năm nay, bao gồm cả vắc xin mà Trung Quốc phát triển. Nó nhiều hơn so với 11 tỷ liều cần thiết để cả thế giới được tiêm phòng.
Hiện tại, phần lớn các nước thu nhập thấp đang phải dựa vào Covax, một sáng kiến vắc xin toàn cầu, để nhận vắc xin. Tuy nhiên, chương trình này đã không đạt được mục tiêu của nó. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cần tăng cường hơn nữa việc phân bổ vắc xin để những nơi khan hiếm có thể có thuốc.
Trong khi đó, chương trình tiêm mũi vắc xin tăng cường của Mỹ đang gây tranh cãi. Các chuyên gia y tế cho rằng việc tiêm mũi thứ 3 không dựa trên các bằng chứng khoa học. Các nhà lãnh đạo y tế của EU cũng nói rằng tiêm mũi tăng cường là chưa cần thiết vì các phác đồ hiện tại vẫn còn hiệu quả.
Việc các nước giàu tính tiêm mũi thứ 3 phản ánh tình trạng các nước giàu đã đặt lượng vắc xin vượt quá nhu cầu cần thiết của chính họ. Trong bối cảnh đại dịch hoành hành, với sự lây lan mạnh mẽ của biến thể Delta, các quốc gia cần đoàn kết hơn bao giờ hết để tiêm chủng đầy đủ cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất.