MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghịch lý tại một quốc gia ở châu Phi: Dân là "tỷ phú" nhưng không nuôi sống được bản thân, phải chạy ăn từng bữa, tiền không để đếm mà để... cân, bán "rẻ như cho" nhưng không ai mua

07-01-2022 - 13:21 PM | Sống

Nghịch lý tại một quốc gia ở châu Phi: Dân là "tỷ phú" nhưng không nuôi sống được bản thân, phải chạy ăn từng bữa, tiền không để đếm mà để... cân, bán "rẻ như cho" nhưng không ai mua

Người dân ở Zimbabwe thiếu tất cả nhưng “thừa tiền”.

Trong xã hội ngày nay, phát triển kinh tế đang là xu thế lớn của thời đại, vì thế mà mọi quốc gia trên thế giới đều không ngừng cố gắng phát triển nền kinh tế của mình. 

Theo quan điểm triết học, nền tảng kinh tế quyết định kiến ​​trúc thượng tầng, chỉ có phát triển kinh tế mạnh mẽ thì đất nước mới có sức mạnh sánh vai với các quốc gia trên thế giới. Khi kinh tế đạt đến một trình độ nhất định thì mức sống của người dân cũng sẽ được nâng cao, cách sống và chất lượng cuộc sống cũng thay đổi ở những mức độ khác nhau.

Thế nhưng ở một quốc gia nọ tại châu Phi, nơi mọi người dân đều có thể được coi là "tỷ phú" thì cuộc sống cũng chẳng khấm khá hơn, thậm chí là nghèo khổ cùng cực.

Đất nước mà ai ai cũng có thể là …”tỷ phú” 

Mặc dù điều này nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế đó đang diễn ra tại Zimbabwe - quốc gia không giáp biển nằm ở phía nam lục địa Phi, bị kẹp giữa hai con sông Zambize và Limpopo. Ở đây, ai ai cũng có sẵn tiền tỷ trong túi nhưng thực chất số tiền đó gần như vô giá trị.

Zimbabwe được biết đến là một trong những quốc gia nghèo nhất ở Châu Phi và đồng đô la nội địa cũng là một loại tiền tệ mất giá trên thế giới. 

Dù sở hữu những núi tiền có mệnh giá lên tới hàng tỷ đô Zimbabwe, nhưng người dân nơi đây vẫn phải lo chạy ăn từng bữa, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ chết đói mỗi ngày. Các “tỷ phú” này đi chân đất, mặc trên người bộ quần áo tả tơi và sống rất chật vật trên chính mảnh đất quê hương mình.

Nghịch lý tại một quốc gia ở châu Phi: Dân là tỷ phú nhưng không nuôi sống được bản thân, phải chạy ăn từng bữa, tiền không để đếm mà để... cân, bán rẻ như cho nhưng không ai mua - Ảnh 1.

Thông thường, “tỷ phú” dùng để gọi tên những người sở hữu tài sản tỷ đô la. Tại Zimbabwe, đồng đô la nội là những tờ giấy in con số hàng triệu, thậm chí hàng nghìn tỷ. Người dân cần phải chi đến "3 nghìn tỷ Zimbabwe" để đi xe buýt và "vài tỷ" để mua một quả trứng. Đó là lý do "tỷ phú" không đồng nghĩa với sự giàu có tại quốc gia châu Phi này.

Trong quan niệm của họ, tiền không dùng để "đếm", mà dùng để "cân". Ở đây, thứ “rơi vãi” trên đường phố không phải giấy vụn hay rác rưởi mà chính là những tờ tiền giấy. Tiền bị coi như “mớ giấy vụn”, có làm rơi trên đường cũng chẳng ai nhặt lên.

Vậy, tại sao lại có nghịch lý này?

Nguyên nhân đằng sau những tờ tiền mệnh giá “nghìn tỷ”

Trước khi xảy ra siêu lạm phát, Zimbabwe là một quốc gia có nền công nghiệp khá phát triển, nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào ngành công nghiệp chế tạo, nông nghiệp, khai thác mỏ. Nơi đây cũng nổi tiếng là nước sản xuất da cá sấu chất lượng cao phục vụ cho ngành thời trang thế giới. 

Vào khoảng năm 1980, tiền của quốc gia này vẫn rất có giá trị. Tại thời điểm này, 1 đô la Zimbabwe( ZWD) tương đương với 1,47 đô la Mỹ. Tuy nhiên sang giai đoạn 1990, khi đà ảnh hưởng chính trị của Tống thống Robert Mugabe (lãnh đạo Zimbabwe từ năm 1980) suy yếu, chính quyền của ông bị cáo buộc chìm trong tiêu cực, lợi dụng tham nhũng để duy trì quyền lực.

Nghịch lý tại một quốc gia ở châu Phi: Dân là tỷ phú nhưng không nuôi sống được bản thân, phải chạy ăn từng bữa, tiền không để đếm mà để... cân, bán rẻ như cho nhưng không ai mua - Ảnh 2.

Vì vậy, vào năm 2000, Chính phủ Zimbabwe đã áp dụng một biện pháp gọi là “cải cách ruộng đất” với hy vọng giải quyết triệt để vấn đề phân cực giàu nghèo. Thế nhưng, cách làm này không những không phát huy được tác dụng mà còn khiến một số cường quốc phương Tây bắt đầu áp đặt các "lệnh trừng phạt kinh tế" đối với Zimbabwe.

Bên cạnh đó, vị lãnh đạo này muốn phân phối đất đai của người da trắng cho người da đen nghèo khổ để tăng cường phát triển kinh tế. Tuy nhiên, người da đen không giỏi trồng trọt nông nghiệp nên diện tích đất lớn bị bỏ hoang, nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp, rơi vào ngõ cụt. 

Từ đây, Zimbabwe lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Kết quả là toàn bộ đất nước bắt đầu rơi vào cảnh nội, ngoại loạn vì sự can thiệp của các thế lực ngoại bang. Nhiều nguyên liệu quan trọng trở nên khan hiếm và lạm phát bắt đầu. Lúc này, chính phủ không những không nghĩ ra giải pháp, mà thay vào đó là phát hành một số lượng lớn tiền tệ có mệnh giá hàng chục nghìn tỷ với hy vọng giảm chi tiêu tài khóa. 

Ban đầu, họ cho rằng phương pháp này có thể giải tỏa áp lực vật chất của đất nước. Tuy nhiên không ngờ rằng số lượng lớn tiền in ra lại đem lại kết quả tồi tệ hơn: đồng Zimbabwe mất giá nghiêm trọng, trong tay ai cũng có hàng chục tỷ và mọi người đều trở thành tỷ phú nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. 

Nghịch lý tại một quốc gia ở châu Phi: Dân là tỷ phú nhưng không nuôi sống được bản thân, phải chạy ăn từng bữa, tiền không để đếm mà để... cân, bán rẻ như cho nhưng không ai mua - Ảnh 3.

Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ, tình hình kinh tế nước này không trở nên sáng sủa hơn. Các mệnh giá tiền cũng ngày càng có sự chênh lệch lớn dẫn tới sự xuất hiện của tờ tiền mệnh giá “khủng” - 100.000 tỷ đô la Zimbabwe. Đây được coi là tờ tiền có mệnh giá lớn nhất thế giới. 

Khi tiền tệ ngày càng mất giá, chính phủ nước này sản xuất ngày càng nhiều tiền hơn. Chính vì mệnh giá đồng tiền quá lớn nên tiền rớt giá, người dân phải bán theo cân như 1 mặt hàng lưu niệm cho khách du lịch, thậm chí giấy vụn còn có trái trị hơn tiền.

Giải pháp nào cho Zimbabwe?

Năm 2008, lạm phát của Zimbabwe đạt đỉnh điểm 500 tỷ %, giá trị tiền không bằng giấy, 17,5 tỷ đô la Zimbabwe cùng kỳ chỉ đổi được 5 đô la Mỹ. Lạm phát chỉ chấm dứt khi quốc gia này từ bỏ đồng nội tệ của mình.

Năm 2009, Zimbabwe đã ngừng sử dụng đồng đô la nội tệ trước đây của họ và chuyển qua dùng đô la Mỹ. Một số doanh nghiệp dần đi vào hoạt động bình thường, nền kinh tế cũng được cải thiện đáng kể. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng GDP của Zinbabwe đã tăng 3,2%.

Nghịch lý tại một quốc gia ở châu Phi: Dân là tỷ phú nhưng không nuôi sống được bản thân, phải chạy ăn từng bữa, tiền không để đếm mà để... cân, bán rẻ như cho nhưng không ai mua - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, Zimbabwe đã quyết định phục hồi nền kinh tế của chính mình và tìm ra một con đường kinh tế lớn phù hợp cho sự phát triển của quốc gia. Ngành phát triển nhanh nhất ở Zimbabwe và có thể thu được lợi nhuận nhanh nhất là du lịch. 

Zimbabwe đã thực hiện thỏa thuận ký kết với Trung Quốc vào năm 2018, điều này giúp khách du lịch đến địa phương thuận tiện và không còn phải làm thủ tục rườm rà. Sau khi áp dụng phương pháp này, lượng khách du lịch trong nước tăng lên rõ ràng và tình hình kinh tế cũng nhanh chóng được cải thiện.

Trong tháng 7 vừa qua, Zimbabwe đưa vào lưu thông đồng tiền mới có mệnh giá cao nhất là 50 đô la nhưng chỉ trị giá khoảng 0,60 đô la Mỹ. Theo đó, để mua một lon bia cao cấp trong siêu thị, người dân phải chi đến 3 tờ tiền có mệnh giá cao nhất này. 

Với người dân Zimbabwe, giờ đây, đồng tiền của họ không còn mấy tác dụng, nếu có cũng chẳng đùng để mua sắm. Thậm chí, việc lưu thông đồng tiền mới còn đang dấy lên lo ngại về sự trở lại của thời kỳ siêu lạm phát trước đó, thời kỳ mà mỗi người dân ở đây đều ám ảnh không thể nào quên.

(Tổng hợp)

Ánh Lê

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên