Nghiên cứu 40 năm từ Đại học Yale, Mỹ: Trước 9 tuổi nếu cha mẹ giúp con hình thành 4 thói quen này, trẻ sẽ có tiềm năng trở thành người xuất sắc
"Bức tường năm 9 tuổi" là cột mốc quan trọng, quyết định thành tích học tập của trẻ.
- 13-01-2021Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi không ăn tối? Ngoài việc gầy đi, có 4 cái kết nguy hiểm rình rập
- 13-01-2021Sống 10 ngày không điện thoại, không trò chuyện: Phương pháp thiền ban đầu ai cũng sợ, nhưng thực hiện mới thấy hiệu quả đỉnh cao đến không ngờ
- 13-01-2021Hệ tiêu hóa khỏe hay yếu ảnh hưởng lớn tới tuổi thọ, đáng tiếc là rất nhiều người duy trì 4 thói quen ăn cực có hại cho đường ruột này
Khái niệm "Bức tường năm 9 tuổi" lần đầu được bác sĩ tâm lý nổi tiếng người Nhật Bản Hideki Wada đưa ra. Ông cho rằng, sự phát triển trí não của trẻ đã hoàn thiện đến mức độ nào đó và bước sang một giai đoạn phát triển khác khi 10 tuổi.
Khi trẻ 9 tuổi, những thói quen xấu trong học tập vốn được tích lũy từ trước đây, có thể sẽ xuất hiện. (Ảnh minh họa)
Viện Phát triển Trẻ em tại Đại học Yale, Mỹ cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát trong 40 năm và phát hiện ra rằng, trẻ em thay đổi nhiều nhất khi lên 9 tuổi. Một số trẻ đã thay đổi từ bình thường sang thông minh xuất sắc. Nếu cha mẹ có thể tận dụng tốt điều này và cho con hình thành 4 thói quen trước 9 tuổi, trẻ sẽ có tiềm năng trở thành học sinh xuất sắc.
1. Tăng sự tự tin cho trẻ
Phụ huynh đừng nên gây áp lực cho trẻ. Không nên đổ lỗi cho trẻ "dốt", không nên trọng thành tích mà ép trẻ học thêm. Điều này càng khiến trẻ bị mệt mỏi, thậm chí có suy nghĩ rằng mình dốt, dần dần trở nên tự ti. Cần giúp trẻ tăng thêm sự tự tin vào bản thân, để trẻ không vì một thành tích kém nào đó mà trở nên mất tự tin, khiến thành tích học tập bị tụt dốc.
2. Khuyến khích con đọc sách
Trước 9 tuổi, cha mẹ nên giúp con mình hình thành thói quen đọc sách, để chúng say mê với tri thức. Việc đọc sách, đặc biệt là các loại sách về lịch sử, văn hóa giúp trẻ có thêm những hiểu biết mới mẻ, kiến thức rộng lớn hơn. Mỗi ngày đọc 1 câu chuyện, 1 năm đã tích lũy được hơn 300 câu chuyện làm vốn sống, đó chính là món quà ý nghĩa mà bạn dành cho con mình.
3. Cải thiện sự tập trung
Chỉ khi trẻ đủ tập trung mới có thể ghi nhớ kiến thức vào trong đầu. Điều này đòi hỏi các bậc cha mẹ phải nỗ lực hơn để tạo cho con một môi trường học tập tốt và không làm phiền chúng. Không bật xem TV, tắt chuông điện thoại trong khi trẻ đang học bài.
4. Rèn khả năng tự quản lý
Học được cách quản lý bản thân, trẻ sẽ sắp xếp được kế hoạch học tập trong ngày và hiểu được mỗi khung thời gian cần làm những gì. Bằng cách này, thời gian của cả ngày sẽ được lên kế hoạch một cách chi tiết mà không hề lãng phí. Hơn nữa, sau khi học tính tự quản lý, trẻ sẽ tự lập không phụ thuộc vào cha mẹ mình.
Theo độ tuổi lớn dần, trẻ trở nên quyết đoán hơn, có quan điểm riêng trong nhiều vấn đề. Nhiệm vụ của cha mẹ lúc này chính là khơi gợi cho trẻ khả năng suy nghĩ chủ động. Cha mẹ cần làm cho trẻ thấy được những nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập của mình, tích cực tìm kiếm giải pháp nếu kết quả đó là kém đi. Từ đó, trẻ duy trì được sự nhiệt tình trong học tập.
Pháp luật và bạn đọc