Nghiên cứu 4.000 triệu phú của Harvard kết luận: Các 'rich kid' sinh ra ngậm thìa vàng thìa bạc hóa ra vẫn không hạnh phúc bằng kiểu người này
Khảo sát với quy mô lớn chưa từng có này đã phát hiện ra nhiều sự thật bạn chưa từng biết về mối quan hệ giữa tiền và hạnh phúc.
- 12-03-2023Nhìn chuột chạy trong bánh xe, tôi nhận ra nhiều người đều rơi vào bẫy tương tự: Quanh năm chỉ biết làm mà không nghĩ đến 1 thứ, đừng hỏi vì sao nỗ lực mãi vẫn nghèo
- 10-03-2023Được bố mẹ cho tiền tỷ mua nhà ở thành phố, tôi vẫn không hạnh phúc khi nhận ra: Giấc mơ 'an cư lạc nghiệp' đang khiến mình mắc kẹt!
- 08-03-2023Một tập đoàn Singapore mạnh tay thưởng 98 đồng hồ Rolex cho nhân viên, số khác được cũng nhận 'sương sương' 1 thỏi vàng: Kinh doanh gì mà hào phóng đến vậy?
Nhiều người vẫn nói rằng tiền không mua được hạnh phúc, nhưng điều này có thể không hoàn toàn đúng. Nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư Michael Norton và Grant Donnelly của Trường Kinh doanh Harvard (Mỹ) với 4.000 triệu phú phát hiện ra nhiều sự thật thú vị xoay quanh mối quan hệ giữa tiền và hạnh phúc.
4.000 triệu phú này là khách hàng của 1 tổ chức tài chính, đến từ khắp nơi trên thế giới - nghiên cứu lớn chưa từng có tiền lệ. Các giáo sư Harvard cũng kết hợp với Tianyi Zheng đến từ Đại học Mannheim (Đức) và Emily Haisley, giám đốc tài chính hành vi tại công ty đầu tư đa quốc gia BlackRock, có trụ sở tại New York (Mỹ).
"Cái giá của hạnh phúc"
Nghiên cứu mới của Harvard tiết lộ rằng cái giá của hạnh phúc khá cao: Có vẻ như vào khoảng 8 - 10 triệu USD. Các nhà nghiên cứu chỉ ra ở cấp độ này các triệu phú mới hạnh phúc hơn những người giàu khác có tài sản thấp hơn, dù mức độ hạnh phúc hơn cũng khá khiêm tốn.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng ở tất cả các mức độ giàu có, các triệu phú chia sẻ để hạnh phúc 100%, họ cần có bước nhảy vọt khi tăng tài sản lên 1000% hoặc 500%, chỉ giàu hơn một chút là không đủ để cảm nhận niềm vui.
"Ai cũng nghĩ rằng chỉ cần tài sản tăng nhẹ là các triệu phúc sẽ hạnh phúc hơn nhưng họ lại cho rằng họ sẽ cần nhiều hơn thế", trưởng nhóm nghiên cứu Grant Donnelly nói với Money.
Ngoài ra, theo giáo sư Ashley Whillans của Trường Kinh doanh Harvard, việc tiêu tiền để tiết kiệm thời gian như thuê người làm việc, dọn dẹp nhả cửa hộ cũng khiến sẽ thúc đẩy hạnh phúc của mọi người. "Cả những người giàu nhất và kém giàu nhất mà chúng tôi nghiên cứu đều nhận được lợi ích từ việc tiêu tiền để mua thời gian".
"Điều quan trọng đối với sức khỏe của bạn là những gì bạn đang làm với số phút và số ngày trong cuộc đời mình", giáo sư tâm lý Elizabeth Dunn của Đại học British Columbia nói với CNBC Make It,"Nếu bạn có nhiều tiền và nhiều đồ đẹp, nhưng bạn lại dành thời gian để làm những việc mà bạn không thích, thì mức độ hạnh phúc từng phút và mức độ hạnh phúc tổng thể của bạn có thể sẽ khá thấp."
Tự kiếm tiền hạnh phúc hơn được thừa kế
Họ nhận thấy những người có tài sản ròng trị giá 10 triệu USD hạnh phúc hơn đáng kể so với người sở hữu 1-2 triệu USD khi sử dụng thang điểm 10 để đo mức độ hạnh phúc.
Nhưng không phải tất cả các các triệu phú đều hạnh phúc như nhau, sự khác biệt nằm ở cách họ kiếm tiền. Các nhà nghiên cứu yêu cầu người được hỏi thông tin về tài sản họ kiếm được thông qua đầu tư, lợi nhuận kinh doanh, tiền lương và thưởng, hoặc không tự kiếm được mà nhận nhờ thừa kế hoặc kết hôn. Những người thừa kế hoặc kết hôn với người giàu hóa ra lại không hạnh phúc bằng các triệu phú tự thân, tự gây dựng sự nghiệp.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu Harvard phát hiện ra rằng yếu tố có ý nghĩa quan trọng với người giàu, đó là họ nên cho đi để mang lại lợi ích cho bản thân và người thừa kế. "Ông vua ngành thép, Andrew Carnegie đã quyên góp phần lớn tài sản của mình cho các tổ chức từ thiện, các quỹ hỗ trợ và nhiều trường đại học trong những năm tháng cuối đời. Ông chỉ giữ lại cho các con của mình một khoản vừa đủ. Cách làm của Carnegie trùng khớp với kết quả nghiên cứu: Cho đi giúp bạn hạnh phúc hơn khi chi tiêu cho bản thân mình. Carnegie đã dùng tài sản của mình theo cách để có thể tối đa hoá hạnh phúc của chính mình", 2 nhà nghiên cứu đã viết trên Tạp chí phố Wall.
Bill Gates và Warren Buffett cũng nằm trong số 170 triệu phú và tỷ phú đang theo bước Carnegie. Những nhà tỷ phú này đã ký Giving Pledge - cam kết dành phần lớn tài sản của mình để làm từ thiện, góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Tờ Financia Post dẫn lời Gene Simmons, ca sĩ nhạc rock, đồng thời là tay đàn guitar bass của nhóm Kiss, những người con của ông được nuôi dưỡng đầy đủ, ''chúng sẽ chẳng bao giờ giàu nhờ vào tiền của ông. Vì hàng năm, ông đều bắt chúng phải đi ra ngoài xã hội và tự tìm lối đi riêng cho mình''.
Theo Inc, CNBC
Thể thao & Văn hóa