MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghiên cứu chứng minh: Thực phẩm chức năng không hề có tác dụng chống bệnh tim, đột quỵ như quảng cáo

14-07-2019 - 14:29 PM | Sống

Ngày càng nhiều các thực phẩm chức năng được bày bán rộng rãi trên thị trường. Chúng được quảng cáo như những "tiên dược", hỗ trợ chữa các bệnh như tim, đột quỵ... Nhưng liệu tác dụng của chúng có thực sự thần kỳ như quảng cáo?

Theo một nghiên cứu gần đây, hầu hết các thực phẩm chức năng đều không hề có tác dụng trong việc làm giảm chứng đột quỵ. Các chuyên gia nhận thấy vitamin tổng hợp, dầu cá và chất chống oxy hóa là một trong những sản phẩm được hàng triệu người tin dùng.

Một nhóm các học giả tại Đại học West Virginia, Mỹ đã phân tích 277 thử nghiệm trên 1 triệu người để xác định tác dụng của 16 chất dinh dưỡng trong thực phẩm chức năng khác nhau và 8 can thiệp chế độ ăn uống.

Kết quả là, phần lớn các thực phẩm chức năng không hề có tác dụng trong việc ngăn ngừa đột tử hoặc bệnh tim mạch.

Nghiên cứu chứng minh: Thực phẩm chức năng không hề có tác dụng chống bệnh tim, đột quỵ như quảng cáo - Ảnh 1.

Khoảng 34% người trưởng thành uống vitamin và thực phẩm chức năng mỗi ngày, thúc đẩy thị trường tiêu thụ tăng 6% trong 5 năm trở lại đây, với giá trị lên tới 37 tỷ đô-la hàng năm trên toàn cầu.

Tạp chí "Annals of Internal Medicine" của Mỹ đã đăng tải một bài nghiên cứu chứng minh rằng vẫn có một số chất thực phẩm chức năng thực sự có tác dụng nhất định trong việc bảo vệ sức khoe. Cụ thể là Axit axit folix có tác dụng chống đột quỵ; axit béo omega-3 có trong dầu cá có thể ngăn ngừa các cơn đau tim. Trái lại, với các chất như vitamin tổng hợp, selen, vitamin A, vitamin B6, vitamin C, vitamin E, vitamin D và sắt hoàn toàn không có tác dụng đối với 2 chứng bệnh trên.

Nghiên cứu chứng minh: Thực phẩm chức năng không hề có tác dụng chống bệnh tim, đột quỵ như quảng cáo - Ảnh 2.

Các loại thực phẩm chức năng như vitamin tổng hợp, vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, vitamin D và sắt gần như không có tác dụng trong việc ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tim mạch.

Bên cạnh đó, các can thiệp chế độ ăn uống, chẳng hạn như đồ ăn Địa Trung Hải, ăn nhiều rau, dầu ô liu và cá, gần như không có tác dụng trong việc chống lại bệnh tim và đột quỵ.

"Các nghiên cứu về phương pháp ăn kiêng rất khó có thể thực hiện vì có hàng nghìn người ăn kiêng trong một năm. Thêm vào đó, mỗi cách tiếp cận lại thực hiện theo những cách khác nhau", Victoria Taylor, chuyên gia dinh dưỡng cao cấp tại Quỹ Tim mạch Anh cho hay.

"Đánh giá này xác nhận phần lớn các nghiên cứu trước đây đã không tìm thấy lợi ích của hầu hết các chất trong thực phẩm chức năng. Ngoại trừ việc ngăn ngừa và bù đắp những thiếu hụt cụ thể (ví dụ Vitamin D) hoặc trong những trường hợp cụ thể như chức năng axit folic trong thai kỳ sớm để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Nói chung, không cần thiết phải sử dụng thực phẩm chức năng trong cuộc sống hàng ngày", giáo sư Susan Jebb của Đại học Oxford chia sẻ.

Theo Thu Hà

Helino

Trở lên trên