Nghiên cứu khoa học: Cha mẹ nghèo thích để con cái làm 2 loại nghề, hậu quả là càng lúc càng nghèo...
Bởi vì xã hội tồn tại những thách thức, nên chúng ta mới có cơ hội chọn lựa và đổi mới cuộc sống của chính mình. Thế nên, thay vì ép con cái làm những công việc ổn định nhưng nhàm chán, không thể phát triển, chi bằng hãy ủng hộ hết mình và tôn trọng quyết định của con!
- 25-12-2018"Làm giàu và có con nghèo": Triết lý đáng suy ngẫm của nền giáo dục Đức mà bất cứ cha mẹ nào cũng nên biết
- 17-06-2018“Cha đã không còn là cha của con nữa, ông ấy là cha của chiếc điện thoại”: Cha mẹ càng nghèo càng thích nghịch điện thoại
- 17-05-2018Bước qua cái tuổi 30: Đàn ông không còn quyền nghèo khó, phía trước là bầu trời, nhưng sau lưng là cả một gia đình, là cha mẹ, là vợ, là con
- 13-03-2018Khoảng cách giàu nghèo thể hiện rõ nét qua món đồ chơi yêu thích của trẻ: Cha mẹ càng có thu nhập cao, con càng có xu hướng thích đồ "xa xỉ"
Một cụ ông 88 tuổi đã từng nói với tôi: "Khi con đến tuổi 40, không thể chỉ biết kiếm tiền, mà còn phải quan tâm đến việc giáo dục con cái. Đừng bao giờ quên đi tầm quan trọng của gia đình. Dù con kiếm được bao nhiêu tiền ở bên ngoài đi nữa, địa vị có cao đến đâu. Nếu ở nhà gia đình không hòa thuận, con cháu không hiếu thảo, thì có bao nhiêu quyền lực hay của cải cũng chẳng thể vui vẻ."
Một người cha người mẹ thông minh sẽ giáo dục con cái cách ứng xử đúng đắn và những lối tư duy thành công ngay từ khi chúng còn nhỏ.
Nếu cha mẹ chỉ biết dùng la mắng hay đánh đập trẻ để giáo dục, vậy sẽ rất khó để con trẻ có một tương lai tươi sáng.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học ở trường đại học Azirona (Mỹ), cho rằng: Cha mẹ càng nghèo, càng thường để con cái làm hai loại công việc sau:
1. Công việc dùng thể lực đơn giản, mang tính chất lặp đi lặp lại
"Một đời vui vẻ là phúc phận, vô số gian truân mới tạo nên bậc vĩ nhân."
Chúng ta muốn làm nên đại sự trong đời này, thì chúng ta phải tích lũy kinh nghiệm và năng lực từng ngày theo thời gian.
Bạn đi từng bước nhỏ cũng được, nhưng nhất định phải chọn đúng hướng.
Đi sai hướng sẽ giống như truyện con lừa kéo cối xay, ngày nào cũng xoay vòng, cũng đi rất nhiều bước, nhưng thực chất chỉ có thể giậm chân tại chỗ, chưa hề di chuyển ra khỏi vị trí cũ.
Chúng ta không cần trở thành người vĩ đại, nhưng cho dù là người bình thường, cũng phải làm một người bình thường nỗ lực đến cùng.
Tôi từng gặp một cô bé, bởi vì hoàn cảnh gia đình không tốt, cha mẹ cô bé đã bắt con bỏ học sớm để vào nhà máy kiếm tiền.
Cô bé kia rất thích học, nhưng nghe lời cha mẹ, chỉ có thể đi làm sớm.
Có nhiều bậc cha mẹ nghèo khác cũng quyết định như vậy, vì họ nghĩ rằng chỉ cần con cái có được việc làm công ổn định, có cái ăn hằng ngày là đã đủ tốt, sau này tích góp chút tiền lập gia đình rồi sinh con sớm là ổn thỏa.
Bạn không thể mang tư tưởng của mình để áp đặt vào con cái được. Tuy nói đại học không phải con đường duy nhất, nhưng bạn nên tôn trọng suy nghĩ của con cái.
Những công việc dùng thể lực chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng khi trẻ, nhưng đến khi lớn tuổi một chút thì biết làm gì để kiếm ra tiền tiếp đây?
2. Công việc ổn định nhưng không có không gian phát triển
Tôi có một người bạn đại học, cậu ấy đam mê với việc chụp ảnh và rất muốn làm nghề này. Nhưng cha mẹ lúc nào cũng không đồng ý vì nghĩ rằng nhà đã nghèo, công việc này không ổn định để kiếm sống.
Chính vì vậy khi vừa mới tốt nghiệp cấp ba, cha mẹ đã thay cậu ấy nộp đơn vào học bên ngành quản trị nhân sự. Sau khi ra trường, như bao sinh viên mới tốt nghiệp khác, cậu ấy nộp đơn vào làm một vị trí văn phòng bình thường trong công ty.
Tuy nói công việc này không quá khó khăn, tiền lương cũng đều đặn mỗi tháng, nhưng cậu ấy lại chẳng hề vui vẻ gì.
Con người chúng ta sinh ra đã có nhiều thử thách và rủi ro: rủi ro trong việc khởi nghiệp, rủi ro trong việc chọn đối tượng lập gia đình,... Nếu việc gì chúng ta cũng sợ và không dám chấp nhận rủi ro, vậy chẳng thể làm bất cứ điều gì.
Bởi vì xã hội tồn tại những thách thức, nên chúng ta mới có cơ hội chọn lựa và đổi mới cuộc sống của chính mình.
Năm 30 tuổi, cuối cùng anh bạn kia của tôi đã không chịu nổi và xin đổi việc, đúng như điều mọi người đang nghĩ, anh ấy đã chuyển sang nghề chụp ảnh.
Lúc mới bắt đầu, anh ấy không dám nói cha mẹ, mà dùng tiền tiết kiệm tự mình sang châu Phi chụp ảnh. Những bức ảnh anh ấy chụp có một tấm được tổ chức đánh giá rất cao, chính vì vậy danh tiếng trong ngành của anh ấy cũng dần lan rộng.
Khi đã có thành tích, anh ấy mới kể cho cha mẹ, và lúc này họ hối hận vì đã không ủng hộ con mình sớm.
Cuộc sống quá ổn định sẽ chỉ khiến con người ta cảm thấy nhàm chán, lười biếng và mất đi ý chí chiến đấu ban đầu. Thế nên, thay vì sợ hãi con cái phải chịu khổ, phải nhận mức lương thấp, phải làm công việc không ổn định... chi bằng bạn hãy cố gắng làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con cái, để chúng có thêm niềm tin cố gắng hết mình vì ước mơ của bản thân.
Doanh nghiệp và tiếp thị