Ngồi bên ông Tập Cận Bình, TT Putin 7 lần "vỗ mặt" Mỹ không nể nang: Không hổ danh là "người bạn tốt nhất"!
"không gian kinh tế toàn cầu bị chia rẽ, tạo ra sự ích kỷ không đáy trong lĩnh vực kinh tế, và hành động nỗ lực thúc đẩy lợi ích của chính mình bằng con đường vũ lực."
- 06-06-2019Huawei ký thỏa thuận "khủng" trong chuyến đi Nga của ông Tập Cận Bình
- 20-04-2019Khi Putin không chỉ là tên một người, mà là tên "một thời đại, một kỷ nguyên" của nước Nga
- 13-04-2019Bất ngờ với thu nhập của Tổng thống Putin: Kém xa Thủ tướng và người phát ngôn Điện Kremlin
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra khá nhiều bình luận về Mỹ và các chính sách của Mỹ khi ngồi kế bên Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, hãng tin RT (Nga) đưa tin.
Trước đó, vào ngày 5/6, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng ông coi Tổng thống Putin là "người bạn thân thiết nhất".
"Đây là chuyến thăm lần thứ 8 của tôi tới nước Nga kể từ năm 2013. Tôi và Tổng thống Vladimir Putin đã thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và cả tình bạn sâu sắc giữa hai cá nhân.
Trong vòng 6 năm qua, chúng tôi đã gặp nhau gần 30 lần. Đối với tôi, nước Nga là quốc gia đáng tới thăm nhất, và Tổng thống Vladimir Putin và người bạn thân thiết nhất và là đồng nghiệp tốt nhất của tôi", ông Tập cho biết.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Tập tuyên bố rằng ông Putin là "người bạn tốt nhất" của ông, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Và ông Putin cũng không hề làm bạn mình thất vọng khi nhiều lần chỉ trích chính sách của nước Mỹ trong bài phát biểu ngày hôm qua.
Theo RT, Mặc dù ông Putin không phải lúc nào cũng nêu đích danh nước Mỹ hay Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng ông đã có những lời phát biểu trực diện và không hề nể nang về những chính sách kinh tế hung hăng của chính quyền ông Trump.
Sau đây là 7 điểm đáng chú ý nhất về chính sách kinh tế gây tranh cãi của Mỹ được ông Putin nêu ra trong diễn đàn, từ việc Washington có thể biến kinh tế toàn cầu thành trận tử chiến, cho đến lời khuyên rằng vai trò của đồng USD cần được xem xét lại.
1. Quyền bá chủ của Mỹ mâu thuẫn với các mục tiêu trong tương lai của nhân loại
Những nỗ lực liều lĩnh của Washington nhằm duy trì quyền bá chủ trên trường quốc tế khiến cho mô hình toàn cầu của thế giới hiện nay đang có nguy cơ "trở thành một trò lừa gạt, nhại lại chính nó", ông Putin nói.
Cụ thể, khi các quy tắc quốc tế phổ thông được thay thế bằng luật pháp và các cơ chế hành chính - tư pháp của một quốc gia đơn lẻ hoặc một nhóm các quốc gia có ảnh hưởng - như việc Mỹ đang làm hiện nay thông qua cách mở rộng quyền tài phán trên toàn thế giới - thì mô hình đó không chỉ mâu thuẫn với logic truyền thông quốc tế và hiện thực của thế giới ngày càng rõ nét đa cực; mà điều quan trọng hơn cả, là điều đó không phù hợp với những nhiệm vụ của nhân loại trong tương lại.
2. Mỹ sử dụng đồng USD như một công cụ gây áp lực
"Những thay đổi sâu sắc đòi hỏi sự thích nghi của các tổ chức tài chính quốc tế, và xét lại vai trò của đồng USD. Sau khi đồng USD trở thành loại tiền tệ dự trữ quốc tế, nó đã được [Mỹ] sử dụng làm công cụ gây áp lực lên phần còn lại của thế giới ngày nay", ông Putin bình luận.
Chính quyền Mỹ "đang tự tay phá hủy những lợi thế của mình, vốn được tạo ra bởi hệ thống Bretton Woods. Mức tín nhiệm đối với đồng USD đang giảm dần", vị Tổng thống Nga khẳng định.
3. Mỹ biến nền kinh tế toàn cầu thành trận tử chiến
Chính sách trừng phạt và gây áp lực mà Mỹ đang theo đuổi rất có thể sẽ khiến "không gian kinh tế toàn cầu bị chia rẽ, tạo ra sự ích kỷ không đáy trong lĩnh vực kinh tế, và hành động nỗ lực thúc đẩy lợi ích của chính mình bằng con đường vũ lực."
Đây chính là con đường dẫn tới các cuộc xung đột vô tận, dẫn tới các cuộc chiến tranh thương mại và thậm chí là hơn thế nữa. Nói một cách hình tượng, thì đó chính là cuộc chiến không có luật lệ - tử chiến.
Lãnh đạo hai nước Trung, Nga kí kết thỏa thuận. Ảnh: Tân Hoa Xã.
4. Chính sách dọa dẫm
Nước Mỹ và các đồng minh của họ đã quen với việc có các đặc quyền, đặc lợi, nhưng khi "hệ thống tiện lợi này bắt đầu rung chuyển, khi những đối thủ cạnh tranh của họ trở nên mạnh mẽ hơn một chút", thì phương Tây lại "bùng lên tham vọng và khao khát duy trì thế thống trị của mình bằng mọi giá", ông Putin nhận định.
"Các quốc gia trước đây từng ủng hộ các nguyên tắc tự do thương mại, cạnh tranh công bằng và cởi mở, giờ đây bắt đầu nói chuyện bằng thứ tiếng của các cuộc thương chiến và các đòn trừng phạt, các hành động tấn công kinh tế trắng trợn, vặn vẹo, đe dọa và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh bằng những cái gọi là phương pháp phi thị trường", ông nói.
5. Khai mào cuộc chiến công nghệ đầu tiên của kỷ nguyên số
Ông Putin đã không quên nhắc tới "tình hình hiện nay của tập đoàn viễn thông Huawei" - đứa "con cưng" công nghệ của Trung Quốc bị vướng vào cuộc thương chiến vì những cáo buộc hoạt động gián điệp mà phía Trung Quốc khẳng định là "vô căn cứ". Công ty này vừa bị chính quyền ông Trump liệt vào danh sách đen cách đây không lâu.
Cụ thể, vị Tổng thống Nga đã nói thẳng rằng: Có những hành động được [Mỹ] thực hiện không chỉ để gây áp lực [với Huawei]. mà còn để ép tập đoàn này ra khỏi thị trường toàn cầu. Thậm chí ta có thể coi đây là cuộc chiến công nghệ đầu tiên của kỷ nguyên số, ông nhấn mạnh.
Sự thay đổi nhanh chóng trong mảng kỹ thuật số dường như nhằm "mở ra những chân trời mới cho mọi người, những người đã sẵn sàng cho sự thay đổi", nhưng những động thái của Washington cho thấy "những rào cản cũng được dựng lên" và đó là một trong những lý do khiến điều này cần được đặc biệt lưu ý.
6. Không chịu trả các hóa đơn của mình
Đường ống khí đốt Nord Stream 2 (Dòng chảy Phương Bắc 2) đang được Nga thực hiện cũng bị Mỹ phản đối gay gắt, mặc dù dự án này phù hợp với lợi ích quốc gia của Nga và tất cả các quốc gia châu Âu tham gia.
"Nhưng điều này không phù hợp với logic và lợi ích của những người tin rằng mình là duy nhất, là có quyền ra lệnh cho người khác, những người đã quen với việc để người khác chi trả cho những hóa đơn của mình", ông Putin nói.
7. Một hệ thống bất công sẽ không bao giờ ổn định
Theo lời Tổng thống Putin, việc Mỹ thúc đẩy thế độc quyền đã đưa vấn đề bất bình đẳng lên "một cấp độ mới" - cả ở cấp độ nhà nước và cá nhân.
"Trong khi một thế giới được quyền tiếp cận các hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe hiện đại, cũng như các công nghệ hiện đại, thì một thế giới khác không có triển vọng, càng không có cơ hội để thoát khỏi nghèo đói, và thậm chí là phải chiến đấu để sinh tồn", vị Tổng thống Nga phân tích.
Bất kỳ hệ thống nào được xây dựng dựa trên sự bất công sẽ không bao giờ có được sự ổn định và cân bằng, ông Putin kết luận.