Ngôi làng sống thọ nhất thế giới chỉ nhờ 1 bí quyết: Có 1 loại gia vị, hàng triệu người ăn mỗi ngày, còn người dân ở đây chỉ ăn với tần suất 1 tuần/lần
Loại gia vị này gặm nhấm, đầu độc âm thầm cơ thể chúng ta mỗi ngày. Đáng tiếc, hàng triệu người đã bị nghiện dẫn tới suy giảm tuổi thọ cả chục năm.
- 12-09-2021Sau tuổi 40, nam giới cần giữ vững 7 “tuyến phòng thủ” sức khoẻ này để tránh xa bệnh tật và sống thọ hơn.
- 11-09-2021Theo phong thủy có 3 loại cây nên đặt trong nhà giúp gia chủ làm ăn hanh thông, tăng vượng khí và sống trường thọ mà bạn không nên bỏ qua
- 11-09-2021Bất kể là nam hay nữ, sau 45 tuổi hãy áp dụng ngay quy tắc “4 phải - 4 không” này để khoẻ mạnh và sống thọ hơn
Ngôi làng sống thọ bậc nhất, tuổi thọ trung bình 100 tuổi
Cư dân tại ngôi làng Pioppi ở miền Nam nước Ý sống trung bình trên 100 tuổi, được UNESCO công nhận là một nơi có cuộc sống lành mạnh nhất thế giới, "ngôi làng sống thọ nhất thế giới". Nơi đây, tuổi thọ trung bình của cư dân là trên 100 tuổi và là một cái nôi của chế độ ăn Địa Trung Hải.
Chuyên gia tim mạch, TS.BS. Aseem Malhotra (người Anh) đã đến tìm hiểu và ngạc nhiên khi thấy người dân ở đây rất hiếm khi mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim mặc dù chế độ ăn chứa nhiều chất béo. Điểm đặc biệt là hiếm khi họ dùng đường. Tần suất là 1 lần/tuần.
Dành nhiều năm nghiên cứu về bệnh tim và bệnh béo phì đang gia tăng ở Anh, bác sỹ Malhotra cho rằng chính việc ăn nhiều đường và carbohydrate tinh luyện đã tiếp tay cho tình trạng gia tăng bệnh tim, béo phì và tiểu đường type 2.
"Tôi đã đọc rất nhiều nghiên cứu và có kết luận rằng những thay đổi trong lối sống đơn giản như hạn chế tiêu thụ đường có sức mạnh hơn bất kỳ loại thuốc nào trong phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim", ông nói.
Đường được xem "chất gây nghiện nguy hiểm nhất trong thời đại của chúng ta". Ông ước tính nếu người dân Anh thay đổi cách sống, họ có thể đạt được các kết quả khả quan chỉ trong vòng 3 tuần và có khi còn đảo ngược tình trạng tiểu đường type 2 trong một số trường hợp.
Ăn đường mỗi ngày gây tổn hại vô cùng đến sức khỏe
Các vấn đề về răng miệng và tim
Dù có đánh răng cẩn thận nhưng khi ăn quá nhiều đường, nó vẫn len lỏi vào các vết nứt trên răng, gây hại men răng. Về lâu dài, nó sẽ dẫn đến sâu răng, nướu răng, thậm chí xâm nhập sâu vào bên trong và làm hại tủy răng.
Làm xốp xương
Đường chứa nhiều calo rỗng. Khi bạn tiêu thụ nhiều đường, sẽ làm cho chúng ta hạn chế các đồ ăn khác, cơ thể dễ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin A, C, B12… nhất là canxi, vitamin D. Khiến xương dễ bị xốp và ảnh hưởng nghiêm trọng với lứa tuổi đang trong quá trình phát triển xương.
Kích thích não bộ, gây nghiện
Bạn có biết tại sao bạn bị nghiện đường? Khi bạn ăn đường, não bộ sẽ giải phóng rất nhiều dopamine, là một chất hóa học tạo nên cảm giác vui vẻ, phấn chấn, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, khi bạn ngừng ăn đường, tinh thần sẽ nhanh chóng bị ảnh hưởng và nó thôi thúc bạn tiếp tục… hấp thu đồ ngọt.
Làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Đầu tiên, một chế độ ăn uống nhiều thực phẩm và đồ uống có đường có thể dẫn đến béo phì, làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư. Hơn nữa, chế độ ăn nhiều đường làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể và có thể gây ra kháng insulin, cả hai đều làm tăng nguy cơ ung thư.
Có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm
Trong khi một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn, một chế độ ăn nhiều đường bổ sung và thực phẩm chế biến có thể làm tăng khả năng mắc bệnh trầm cảm.
Tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn, bao gồm các sản phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt và đồ uống có đường, có liên quan đến nguy cơ trầm cảm cao hơn.
Đẩy nhanh quá trình lão hóa da
Tiêu thụ một chế độ ăn uống nhiều tinh bột và đường có thể khiến da bạn bị lão hóa sớm
Nếp nhăn là một dấu hiệu tự nhiên của quá trình lão hóa. Chúng xuất hiện cuối cùng, bất kể sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, lựa chọn thực phẩm không tốt có thể làm trầm trọng thêm nếp nhăn và đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
Tiêu hao năng lượng
Thực phẩm có nhiều đường bổ sung nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu và mức insulin, dẫn đến tăng năng lượng. Tuy nhiên, sự gia tăng mức năng lượng này chỉ là thoáng qua.
Các sản phẩm chứa nhiều đường nhưng thiếu protein, chất xơ hoặc chất béo dẫn đến tăng năng lượng trong thời gian ngắn, sau đó nhanh chóng dẫn đến giảm mạnh lượng đường trong máu.
Ảnh hưởng tới trí nhớ và trí thông minh
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, ăn quá nhiều đường sẽ làm kích thích các tế bào thần kinh, nhất là não bộ liên quan đến giao tiếp. Những trẻ hay ăn đồ ngọt thì trí nhớ, trí thông minh và khả năng giao tiếp đều kém hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
Các vấn đề về tiêu hóa
Nếu bạn sử dụng quá nhiều đường, nó có thể phá vỡ sự cân bằng đường ruột, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong dạ dày, làm cản trở quá trình tiêu hóa, gây nên nhiều vấn đề liên quan đến tiêu hóa như đau bụng khó tiêu…
Ngoài não, xương và nội tạng, việc ăn quá nhiều đường còn ảnh hưởng khác như nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, gây hại da, đẩy nhanh quá trình lão hóa, tích lũy nhiều chất độc trong cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ béo phì… Do đó, mọi người nên hạn chế ăn nhiều đường nếu không muốn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
8 bước để sống thọ của bác sĩ Malhotra
1. Đừng sợ chất béo. Đường và carbonhydrat tinh chế mới là kẻ thù.
2. Luôn vận động. Tập thể dục vì sức khoẻ chứ không phải để giảm cân (đi bộ là tốt nhất).
3. Dầu ôliu nguyên chất là thuốc, các loại hạt có vỏ cứng cũng vậy. Hãy ăn 2 thứ này hàng ngày.
4. Ngủ 7 giờ/đêm.
5. Dừng tính số calo. Không phải tất cả các calo đều được tạo ra như nhau.
6. Ăn 10 quả trứng/tuần – chúng giàu đạm và giúp no bụng.
7. Ăn 2 phần rau trong ít nhất 2 bữa trong ngày.
8. Nhịn đói trong 24 giờ trong 1 lần/tuần. Ăn tối, sau đó không ăn sáng hoặc ăn trưa vào ngày hôm sau.
(Theo Telegraph, Daily Mail, Healthyline)
Doanh nghiệp và tiếp thị