"Ngòi nổ" của công nghiệp Nhật Bản chìm dần trong suy thoái vì dân số già
Chẳng có nơi nào cho người ta thấy rõ sự thăng hoa và sụp đổ của ngành công nghiệp Nhật Bản như trụ sở nhà máy thép Hoàng gia Kitakyushu.
- 27-03-2017Trong lúc các công ty Nhật Bản khốn đốn, người hùng Hitachi vẫn vững mạnh nhờ kết hợp giữa truyền thống và sự đổi thay
- 13-03-2017Hàng chục nghìn "doanh nghiệp xác sống" đeo bám kinh tế Nhật Bản
- 13-03-2017Nhật Bản để ngỏ khả năng tấn công phủ đầu căn cứ đối phương
- 11-03-2017Người Nhật Bản làm đô thị thông minh như thế nào?
- 09-03-2017Người phụ nữ quyền lực nhất Nhật Bản: Sống trong tầng lầu 30m2, không chồng và rất thích chó
Tòa nhà được xây bằng gạch đỏ từ Triều đại Meiji từng là trái tim của nhà máy thép đầu tiên và lớn nhất của Nhật Bản. Nó cũng đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Thành phố Kitakyushu, với gần 1 triệu dân, là chứng nhân quan trọng của lịch sử. Nó từng trải qua thời kỳ hoàng kim trong một đế chế hùng mạnh tới sự thoái trào đến bi thảm của tình trạng dân số già.
Sự già nua của một biểu tượng
Giống như các đô thị khác ở Nhật, người dân ngày càng lớn tuổi là vấn đề nghiêm trọng nhất của Kitakyushu. Dân số già khiến số công nhân làm việc trong các nhà máy ngày càng ít. Những ngôi nhà hoang thì ngày một nhiều hơn. Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực khôi phục kinh tế ở Kitakyushu. Tuy nhiên, các công trình điển hình như sân bay hàng tỷ USD và một nhà máy chế tạo robot đang đứng cạnh những nhà xưởng trống rỗng, chung cư hoang vắng hay những cửa hàng cài then.
Nằm cách Tokyo 5 giờ đi tàu cao tốc, dân số Kitakyushu đã giảm 15.000 người chỉ trong giai đoạn 2010 – 2015. Đây là số lượng sụt giảm tồi tệ nhất ở Nhật Bản nếu không tính tới thảm họa nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima buộc hàng chục nghìn người phải sơ tán. Tính từ năm 1979 tới nay, dân số thành phố này đã mất 100.000 người, kéo theo lượng lớn việc làm và các nhà máy.
Nhà máy thép ở Kitakyushu là nơi làm việc của 4.500, chưa bằng 1/10 so với thời kỳ hoàng kim nhất. Ảnh: Bloomberg
Các thành phố của Nhật Bản đang phải nỗ lực hết mình trong bối cảnh thiếu nhân tài, công nhân hay các nhà đầu tư để thay thế những ngành công nghiệp đang dần biến mất. Với Kitakyushu, nhiệm vụ này là đặc biệt khó khăn nhất là khi thành phố Fukuoka, nằm cách đó một giờ lái xe, đang thu hút được nhiều nhà đầu tư và công nhân, biến nó trở thành một trong những đô thị hiếm hoi ngoài Tokyo có dân số tăng lên.
Ông Yahata Chuo, 73 tuổi, chủ cửa hàng quần áo dành cho nam giới ở Kitakyushu, cho rằng: “Tôi cảm thấy Fukuoka dường như đã mang đi tất cả những gì tốt đẹp ở đây. Những con phố ồn ã, tấp nập nhờ ngành công nghiệp thép giờ trở nên hoang vắng và đìu hiu. Các nhà máy không còn cuốn hút người trẻ trong khi bản thân ngành công nghiệp thép cũng đang rất trì trệ”.
Kitakyushu ra đời năm 1963 sau khi sáp nhập 5 thị trấn. Nhà máy thép đầu tiên ở đây bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1901. Công trình này hiện đang được điều hành bởi Tập đoàn luyện kim Nippon. Hiện tại, khoảng 4.200 công nhân đang làm việc trong các nhà máy để tạo ra những sản phẩm có giá trị cao như đường ray tàu điện ngầm Shinkansen của Nhật.
Ông Akinori Yamamura, 78 tuổi, làm việc trong nhà máy thép suốt 4 thập kỷ, cho biết, ở thời kỳ hoàng kim, nhà máy là nơi làm việc của gần 50.000 người. Thành phố này rất quan trọng với ngành công nghiệp của Nhật Bản trong Thế chiến 2. Kitakyushu từng được chọn làm mục tiêu của quả bom nguyên tử Fat Man mà Mỹ thả xuống Nagasaki sau khi mây mù che khuất tầm nhìn ở thành phố này. Thành phố cũng là nơi mà Toyota Motor và Nissan Motor đầu tư nhà xưởng.
Đi tìm lối thoát cho Kitakyushu
Ông Kenji Kitahashi, 64 tuổi, cho rằng: “Không dễ dàng gì để tạo ra một ngành công nghiệp mới. Đó là cuộc chiến khó khăn”. Bản thân ông Kitahashi đang tìm cách khai thác các tài nguyên ở Kitakyushu theo hướng du lịch, nơi có nhà máy thép và những bộ phận của nó được công nhận là di sản thế giới và sân bay tỷ đô nằm trên một hòn đảo nhân tạo.
Ra đời năm 2006 sau 12 năm xây dựng, sân bay mới mang lại cho Kitakyushu nhiều lợi thế hơn Fukuoka. Nằm trên một hòn đảo nhân tạo, nó có thể hoạt động liên tục 24 giờ mỗi ngày trong khi sân bay ở Fukuoka phải đóng cửa vào ban đêm vì lo ngại tiếng ồn trong khu dân cư.
Vị trí hai thành phố Kitakyushu và Fukuoka trên bản đồ.
Việc sản xuất robot và theo đuổi những ngành công nghệ cao có thể giúp ích nhiều cho sự hồi sinh của Kitakyushu. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của thành phố là vấn đề nhân khẩu học. Ít thanh niên, nhiều người già và phúc lợi xã hội tốn kém là bài toán khó cho thành phố từng là biểu tượng lẫy lừng của nước Nhật.
Ba trong số 10 người ở Kitakyushu có độ tuổi từ 65 trở lên. Tình trạng thiếu lao động xảy ra trong mọi lĩnh vực của đời sống. Có lẽ, Kitakyushu sẽ phải chọn cho mình hướng đi thiên về du lịch hơn là duy trì một thành phố công nghiệp, giống lời bà Ikuko Kamei, 61 tuổi - quản lý một trung tâm chăm sóc người cao tuổi ở thành phố - chia sẻ khi than phiền về tình trạng thiếu nhân công.