MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngủ quá nhiều có thể khiến bạn trở thành “não cá vàng”

14-10-2019 - 23:40 PM | Sống

Ngủ quá nhiều có thể khiến con người bị giảm trí nhớ, phản ứng chậm, đờ đẫn, tăng nguy cơ suy giảm nhận thức và mắc bệnh Aizheimer cùng vô vàn tác hại khác.

Khi nói về giấc ngủ, chúng ta thường nghĩ đến thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt sức khỏe, làm tăng các nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, đau tim, huyết áp cao, đột quỵ hay béo phì. Tuy nhiên, ngủ quá nhiều cũng có những ảnh hưởng tiêu cực không kém đến sức khỏe.

Ngủ quá nhiều không tốt cho sức khỏe

Một nghiên cứu mới đây được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Alzheimer còn chỉ ra rằng việc ngủ quá nhiều cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Theo đó, ngủ trong một thời gian dài có sự liên quan mật thiết đến việc con người trở nên "não cá vàng" với trí nhớ giảm đáng kể, các phản ứng cả về hành động và giao tiếp đều chậm hơn so với người bình thường.

Ngủ quá nhiều có thể khiến bạn trở thành “não cá vàng” - Ảnh 1.

Ngủ quá nhiều có thể khiến bạn trở thành "não cá vàng"

Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ khiến cho người ngủ quá nhiều bị suy giảm nhận thức và mắc bệnh Aizheimer. Và dù bạn có ngủ nhiều nhưng chất lượng của giấc ngủ lại không hề tốt (ngủ không ngon, không sâu, thức dậy uể oải, mệt mỏi).

Bên cạnh đó, một nghiên cứu trước đó đăng trên tờ Neurology năm 2015 chỉ ra rằng việc ngủ quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ đến 46% so với người có giấc ngủ đủ. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 của người ngủ nhiều cũng lớn hơn. Thêm vào đó, họ sẽ thường xuyên gặp phải những cơn đau đầu, stress, đau mỏi cơ.

Ngủ quá nhiều có thể khiến bạn trở thành “não cá vàng” - Ảnh 2.

Giấc ngủ dài nhưng không có chất lượng khiến cơ thể mệt mỏi khi thức dậy

Luôn thèm ngủ, ngủ nhiều có thể là dấu hiệu của sức khỏe có vấn đề

Bác sĩ Das. Rafael Pelayo, chuyên gia về giấc ngủ tại Trung tâm Y tế giấc ngủ Stanford (Hoa Kỳ) cho biết: "Nếu ai đó ngủ nhiều hơn trước đây và thường xuyên mệt mỏi, ngái ngủ, có thể họ đang gặp một vấn đề về sức khỏe".

Cơn buồn ngủ kéo đến quá thường xuyên trong cả một ngày trời có thể là do một rối loạn tâm trạng, chẳng hạn như bị bệnh trầm cảm. Việc ngủ quá nhiều cũng có thể là hậu quả của sự rối loạn nội tiết, chẳng hạn như tình trạng suy giáp - tình trạng chức năng tuyến giáp thấp, lượng hormone tuyến không đủ để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể.

Ngủ quá nhiều có thể khiến bạn trở thành “não cá vàng” - Ảnh 3.

Ngủ nhiều cũng có thể bắt nguồn từ các bệnh rối loạn tâm trạng hoặc hội chứng rối loạn giấc ngủ

Ngoài ra, ngủ nhiều cũng có thể bắt nguồn từ các hội chứng rối loạn giấc ngủ như hội chứng ngủ quá nhiều vô căn (một hội chứng hiếm gặp khiến con người ngủ nhiều) và chứng ngủ rũ (cũng là một hội chứng hiếm gặp khiến bộ não không thể điều chỉnh việc ngủ và thức dậy như bình thường. Người bệnh đột nhiên rơi vào giấc ngủ mà không có cảnh báo trước hoặc bị tê liệt nhất thời, mất kiểm soát cơ bắp).

Dù vậy, cũng có những trường hợp việc ngủ nhiều là một ảnh hưởng phụ của các loại thuốc hoặc biện pháp y tế gây ra buồn ngủ.

Ngủ quá nhiều có thể khiến bạn trở thành “não cá vàng” - Ảnh 4.

Ngủ trong thời gian bao lâu là tốt cho sức khỏe?

Để có sức khỏe dồi dào, khỏe mạnh, Viện Y tế Giấc ngủ Hoa Kỳ và Cộng đồng Nghiên cứu Giấc ngủ đưa ra khuyến nghị rằng những người trưởng thành ở độ tuổi từ 18 đến 64 tuổi nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm và ngủ không quá 9 tiếng mỗi đêm.

Ở một số trường hợp ngoại lệ đặc biệt, những người có giấc ngủ ngắn cũng cần phải ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi đêm và người có giấc ngủ dài chỉ được ngủ tối đa là 10 hoặc 10 tiếng rưỡi mỗi đêm.

Nguồn (Source): Yahoo!, The Health

Theo Pem

Helino

Trở lên trên