MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngủ trưa theo 4 kiểu này chẳng đỡ mệt còn làm giảm tuổi thọ, “rước” cả tiểu đường, bệnh tim: Dân văn phòng, người cao tuổi dễ mắc

01-03-2024 - 12:31 PM | Sống

Ngủ trưa theo 4 kiểu này chẳng đỡ mệt còn làm giảm tuổi thọ, “rước” cả tiểu đường, bệnh tim: Dân văn phòng, người cao tuổi dễ mắc

Ngủ trưa tốt cho sức khỏe nhưng nếu không ngủ đúng cách, thói quen này lại trở thành “con dao 2 lưỡi” khiến dân văn phòng, người già mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

Ngủ trưa là thói quen của người dân nhiều quốc gia trên thế giới như Việt Nam, Trung Quốc, Tây Ban Nha… giúp nạp lại năng lượng cho cơ thể, lao động hiệu quả hơn vào buổi chiều. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychiatry and Clinical Neuroscience cho thấy thức dậy sau một giấc ngủ ngắn khiến mức độ thư thái và hạnh phúc của cơ thể tăng lên đáng kể, tăng cường trí nhớ.

Ngoài tác động tức thời lên tinh thần và thể chất, việc ngủ trưa có tác động lớn đến sức khỏe tổng thể và tuổi thọ. Điều quan trọng là cần tránh những sai lầm sau để giảm thiểu nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến tim mạch, xương khớp,.

Ngủ trưa quá 1 tiếng đồng hồ

Nhiều người cao tuổi thường có thói quen ngủ trưa dài từ 2-3 tiếng đồng hồ vì cho rằng ngủ nhiều mới tốt cho cơ thể. Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tác động tiêu cực của những giấc ngủ trưa dài.

Một nghiên cứu do Viện Bệnh mãn tính thuộc Trường Y, ĐH Chiết Giang đã khảo sát hơn 3.000 người dân độ tuổi từ 18-80 tuổi. Kết quả cho thấy những người ngủ trưa hơn 1 tiếng có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, béo phì cao nhất so với người ngủ ít hơn.

Ngủ trưa theo 4 kiểu này chẳng đỡ mệt còn làm giảm tuổi thọ, “rước” cả tiểu đường, bệnh tim: Dân văn phòng, người cao tuổi dễ mắc- Ảnh 1.

 Nghiên cứu khác của GS người Nhật Yamada và cộng sự công bố trên tạp chí Sleep cũng cho thấy những giấc ngủ trưa dài hơn 1 tiếng làm tăng 82% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tăng 27% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân. Việc ngủ trưa quá lâu còn có liên quan đến nguy cơ đột quỵ, mắc hội chứng chuyển hóa, huyết áp và cholesterol cao và chứng sa sút trí tuệ.

Thời gian nghỉ trưa quá dài dẫn đến tốc độ trao đổi chất chậm lại, dễ khiến cân nặng mất kiểm soát. Bên cạnh đó việc ngủ quá 1 tiếng đồng hồ làm bộ não rơi vào trạng thái ức chế, giảm lượng máu lên não khiến khi thức dậy bạn càng cảm thấy mệt mỏi, dễ chóng mặt hơn.

Thời gian lý tưởng được các chuyên gia chỉ ra là từ 20-45 phút, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, cải thiện hiệu suất và tâm trạng ở những người không ngủ đủ giấc vào ban đêm.

Ngủ trưa ngay sau khi ăn

Ngay sau khi ăn no, nhiều người sẽ có cảm giác buồn ngủ ngay lập tức. Tuy nhiên việc nằm ngủ trưa ngay sau khi ăn không tốt cho sức khỏe khi làm chậm hoạt động của nhu động ruột, khiến thức ăn ứ đọng trong dạ dày và khó tiêu hóa, gây mệt mỏi khi tỉnh giấc. Tốt nhất nên nghỉ ngơi 15-30 phút sau khi ăn rồi mới chìm vào giấc ngủ giữa ngày.

Ngủ trưa sai tư thế

photo-1709266682152

 

Các bác sĩ nhắc nhở về việc không nên nằm sấp khi ngủ vì tư thế này ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu lên não, gây thiếu máu, thiếu oxy và dẫn đến đau đầu. Ngủ trưa sai tư thế còn khiến cơ vai dễ bị căng cứng, duy trì tư thế này trong thời gian dài dẫn đến tê mỏi tay chân, vai gáy, thậm chí là thoái hóa đốt sống cổ.

Đứng bật dậy ngay khi vừa tỉnh giấc

Hành động đứng dậy sau khi tỉnh giấc dễ gây ra chóng mặt, té ngã do khi đó lượng máu và oxy cung cấp cho não tạm thời không đủ. Vậy nên tốt nhất là bạn nên nằm chờ một lúc rời mới đứng dậy vận động, đi lại nhẹ nhàng sau đó tiếp tục công việc buổi chiều.

Theo bác sĩ Lý Trung, Giám đốc Khoa Thần kinh ĐH Tôn Trung Sơn (Trung Quốc) có 2 tiêu chuẩn cho giấc ngủ trưa: Đầu tiên là thời gian không quá dài, tốt nhất vẫn là khoảng nửa tiếng; Thứ hai là chọn tư thế nằm ngửa, để cơ thể duỗi ra thoải mái và đạt trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất.

photo-1709266771270

 


Kim Linh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên