Người cao tuổi không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp xã hội
Từ nay đến năm 2020, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không có lương hưu, trợ cấp của Nhà nước ở vùng núi, hải đảo, dân tộc thiểu số sẽ được hưởng trợ cấp xã hội.
- 13-04-2017BHXH Việt Nam giải thích về nguyên tắc đóng - hưởng lương hưu
- 13-04-2017Điều chỉnh tỉ lệ lương hưu từ 1/1/2018: Không phải nghỉ hưu sớm là có lợi
- 10-04-2017“Lương hưu” tự nguyện: Vì sao dân chưa mặn mà?
- 04-04-2017[Infographic]: Chi tiết thời gian đóng và tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ thay đổi từ năm 2018
- 11-03-2017Tỷ lệ hưởng lương hưu: Việt Nam gần cao nhất thế giới
Đây là một trong những mục tiêu của đề án Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Mục tiêu trong suốt quá trình triển khai của đề án là 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời. Theo đó, 50% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 10% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, đề án bổ sung mục tiêu nâng mức trợ cấp xã hội hàng tháng, có chính sách trợ giúp đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn sống ở vùng núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số.
Đề án tiếp tục mở rộng diện người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp xã hội. Bên cạnh đó, 70% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 30% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện.
Đến năm 2030, tất cả người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của Nhà nước, trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn sẽ được hưởng trợ cấp xã hội. Mức trợ cấp xã hội được điều chỉnh phù hợp với khả năng ngân sách và xu hướng quốc tế.
VTV9