Người có 5 tư duy sai lầm này đang tự xua đuổi phúc khí, đánh mất tài lộc
Phúc khí, may mắn của một người không phải trời cho, mà phụ thuộc vào chính tư duy, thái độ sống của mỗi người. Những kiểu tư duy sai lầm này khiến bạn tự đánh mất tài lộc của chính mình.
- 14-11-20222 dấu hiệu nhận biết bạn có phải là người có phúc khí hay không: Đặc điểm càng rõ ràng phúc khí càng sâu rộng, không mời tự đến!
- 23-03-2022Người khôn để miệng trong tim: 3 điều tuyệt đối không nói với người khác để cuộc sống tràn ngập phúc khí, may mắn tự nhiên tới
- 24-02-2022“Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc”: Rung chân có làm “rụng” hết may mắn và phúc khí như lời đồn?
Người có 5 tư duy sai lầm này đang tự xua đuổi phúc khí, đánh mất tài lộc
Phúc khí, may mắn của một người không phải trời cho, mà phụ thuộc vào chính tư duy, thái độ sống của mỗi người. Những kiểu tư duy sai lầm này khiến bạn tự đánh mất tài lộc của chính mình.
Trong cuộc đời, tuy rằng vận mệnh mỗi người mỗi khác, con đường sự nghiệp không hề giống nhau, nhưng đại đa số chúng ta vẫn còn tin rằng, tiền tài và phú quý đều đến từ lộc trời cho.
Lộc này không dễ có được qua con đường cầu xin hay tìm kiếm, nhưng lại rất dễ mất đi nếu chúng ta không biết quý trọng. Trong sinh hoạt hàng ngày, con người có rất nhiều thói quen tưởng là nhỏ nhặt và vô hại, nhưng lại đem tới ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ, tự xua đuổi tài lộc của chính mình. Đặc biệt, những sai lầm đến từ tư duy bên trong của một người:
1. Sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác
Những người thành công luôn là người nắm giữ quyền tự chủ tuyệt đối về cả công việc lẫn cuộc sống. Ngược lại, những kẻ thất bại lại có thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, mỗi khi gặp khó khăn. Trong cuộc sống, những người như vậy thì ở đâu cũng gặp, mà càng ngày càng nhiều.
Phải biết rằng, ngồi ghế mềm thường dễ ngủ quên, sống dựa dẫm thì đánh mất chính mình. Nếu cứ sống như thân dây leo, chỉ bám víu, gửi thân nương tựa người khác thì bạn không thể đạt tới đỉnh cao thực sự. Ngày mà chỗ dựa mất đi, bạn cũng đã đánh mất vị trí của chính mình, chỉ có thể nằm rạp dưới đất đợi người khác dẫm đạp.
2. Không có lòng cầu tiến
Một gia đình đông đúc nghèo khổ, cùng sống trong một túp lều tồi tàn. Cuộc sống của cả nhà đều phụ thuộc vào một con bò sữa. Hàng ngày, họ chờ lấy sữa mỗi ngày đem bán nên coi con bò là tài sản quý báu nhất, cho đến ngày nó bỗng lăn ra chết. Cả gia đình lo lắng, sợ hãi vì đã mất đi nguồn sống.
Những tưởng cả nhà sẽ chết đói. Nhưng 2 năm sau, các thành viên trong gia đình họ vẫn sống, thậm chí còn sống tốt, sống khá giả và đầy đủ hơn trước rất nhiều. Họ thậm chí còn có tiền bạc dư dả và nghĩ tới việc xây dựng lại nhà to hơn.
Hóa ra, sau khi nguồn thu nhập duy nhất trong nhà là con bò sữa chết đi, gia đình nọ quá đói, bắt buộc phải đi tìm một con đường kiếm ăn khác. Họ học theo mọi người trong làng, đi tìm nơi khai hoang và trồng trọt. Vụ mùa ngày một khấm khá, đồng ruộng của họ dần đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp, nuôi sống gia đình, thậm chí còn thừa ra để đem lên chợ bán. Càng quen việc thì thu hoạch lại càng phong phú hơn, tiền bạc càng đầy đủ hơn.
Con bò sữa vốn là báu vật của gia đình, là sự an toàn giả tạo, đồng thời cũng là sợi dây xích trói buộc cuộc đời họ. Khi con bò sữa mất đi, cũng giống như sợi dây trói bị cắt đứt, cuộc sống buộc họ phải thay đổi tư duy, thay đổi cách làm và nhận được kết quả khác biệt.
Triết lý sâu sắc qua câu chuyện con bò sữa chính là bất cứ ai có lòng cầu tiến, nỗ lực phấn đấu để hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn đều có thể làm nên thành tựu, gặt hái được tài lộc lâu dài. Người tự hài lòng với sự an toàn hiện hữu sẽ mãi giậm chân tại chỗ mà thôi.
3. Không có khả năng chịu đựng áp lực
Cuộc sống của mỗi người hiện đại đều tồn tại rất nhiều áp lực, từ cơm áo gạo tiền, tới các mối quan hệ xã hội… Áp lực bắt nguồn từ cuộc sống và cuộc sống luôn song hành cùng áp lực. Nếu không rèn luyện và cải thiện được kỹ năng này thì qua năm tháng, đối mặt với khó khăn, con người sẽ ngày càng dễ bị tổn thương, dễ lùi bước, từ bỏ và chuốc lấy thất bại lên người.
Nhiều người trẻ hễ gặp khó khăn trong công việc là nghĩ đến chuyện "nhảy việc". Trước đó, họ chưa từng suy nghĩ thực sự xem bản thân đã thực sự nỗ lực để giải quyết vấn đề hay chưa, có cách nào để giải quyết hay hơn không?
Cá chép hóa rồng phải vượt Vũ Môn, con người muốn thành công phải học cách chịu đựng gian khó, đương đầu với thử thách. Nếu cứ trốn tránh, chúng ta cũng đã vô tình đóng kín cánh cửa cơ hội để phát triển và thăng tiến hơn.
4. Đổ lỗi cho người khác
Theo Les Brown, một nhà diễn thuyết, tác gia nổi tiếng người Mỹ: "Hãy có trách nhiệm với cuộc đời mình. Hãy biết rằng chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn muốn đến chứ không phải ai khác."
Một người đã tới tuổi trưởng thành mà vẫn không học được cách tự lập, tự chủ cho mọi hành động và lời nói của mình, thì rất khó có sự nghiệp phát triển tốt.
Đôi khi, những người thiếu trách nhiệm chưa chắc đã là người thiếu khả năng. Chỉ là tâm lý "đổ lỗi" đã khiến họ không dám nhìn thẳng vào cái sai của bản thân, luôn trốn tránh và không thay đổi, dần dần mất đi năng lực tự giải quyết vấn đề bằng chính sức mình.
Theo thời gian, thói quen này sẽ khiến họ cứ sống và làm việc với những sai lầm cố hữu, rồi đánh mất cả niềm tin và những mối quan hệ xung quanh vì liên tục trốn tránh trách nhiệm. Không một con người nào có thể đạt được thành tựu nếu thiếu vắng cả hai nhân tố cốt lõi là năng lực và mối quan hệ. Đây chính là một trong hành vi tự cắt đứt tài lộc và phúc khí của bản thân.
5. Tham nhỏ bỏ lớn
Khổng Tử từng dạy học trò của mình rằng: "Chớ muốn nhanh, chớ thấy lợi nhỏ. Muốn nhanh thì không đạt, thấy lợi nhỏ thì việc lớn không thành." Nếu bạn quá tham lam những món lợi nhỏ nhặt trước mắt thì cuối cùng, thứ bạn mất đi là phúc lộc của cả cuộc đời.
Từng có một phép so sánh thú vị rằng, tỷ phú Bill Gates sẽ không dừng lại để nhặt 100 USD vì mỗi giây tỷ phú này kiếm được 380 USD. Nếu bạn chỉ để tâm tới cái lợi trước mắt, cơ hội kiếm cái lợi lớn hơn ở tương lai cũng sẽ bị bỏ qua. Nếu bạn chỉ chăm chăm nghĩ về hiện tại thì không còn đủ thời gian nhìn xa trông rộng. Tầm nhìn càng ngắn, con đường tài lộc sẽ càng hạn hẹp.
Phụ Nữ Việt Nam