Người dân Hiroshima nghĩ như thế nào về chuyến thăm của ông Obama?
Một cuộc thăm dò được thực hiện bởi đài truyền hình NHK, Nhật Bản vào tháng Sáu năm ngoái cho thấy 44% cư dân Hiroshima coi việc sử dụng bom hạt nhân trong Thế chiến thứ II như là “một thứ gì đó không thể tránh khỏi,” so với con số 42% khi khảo sát vào năm 2010.
- 11-05-2016Barack Obama trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên thăm Hiroshima
- 06-08-2012Nhật tưởng niệm vụ ném bom nguyên tử Hiroshima
Đối với ông Sunao Tsuboi, người sống sót trong trận đánh bom nguyên tử tại Hiroshima, thì chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 27/5 tới đây luôn được chào đón và mong đợi.
Khi ông Obama nhậm chức vào năm 2009, Tsuboi đã gửi một bức thư tới Nhà Trắng thay mặt cho những tổ chức có người sống sót trong thảm họa hạt nhân, mời ngài tổng thống đến thăm thành phố này. Nhưng lời mời khi đó đã bị từ chối.
Khi còn vài tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ cuối cùng của ông Obama, Tsuboi nói rằng ông ấy rất biết ơn khi người đứng đầu nước Mỹ sẽ có chuyến thăm tới đất nước ông và truyền một thông điệp kêu gọi thế giới thoát khỏi vũ khí hạt nhân.
Tsuboi đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng “Tôi hoan nghênh ngài với tất cả trái tim của mình.”
Bom hạt nhân đã đánh vào quê hương và giết chết bạn gái của ông khi ông mới 20 tuổi. Bây giờ khi đã 91 tuổi, ông vẫn còn mang trên cơ thể mình những vết sẹo từ vụ nổ khốc liệt năm đó. Ông cũng phải liên tục tiếp nhận các biện pháp điều trị cho nhiều căn bệnh đi theo suốt cuộc đời, bao gồm cả căn bệnh ung thư.
Hai quả bom hạt nhân rơi xuống Hiroshima và Nagasaki trong những ngày cuối cùng của Thế chiến thứ II đã ngay lập tức giết chết hơn 120.000 người, tiếp đó là sự ra đi của hàng nghìn người khác trong những năm tiếp theo do chấn thương và bệnh tật gây ra bởi chất phóng xạ từ hai vụ nổ trên.
Năm 2014 có hơn 183.000 người trong danh sách những nạn nhân của bom nguyên tử, nhưng những con số đó đã nhỏ dần lại mỗi năm giống như tuổi thọ của các nạn nhân.
Ông Obama là vị Tổng thống Mỹ đang đương nhiệm đầu tiên tới thăm Hiroshima, góp phần làm mờ dần nỗi đau hạt nhân ở một trong những thành phố chịu hậu quả chiến tranh nặng nề nhất Nhật Bản.
Một cuộc thăm dò được thực hiện bởi đài truyền hình NHK, Nhật Bản vào tháng Sáu năm ngoái cho thấy 44% cư dân Hiroshima coi việc sử dụng bom hạt nhân trong Thế chiến thứ II như là “một thứ gì đó không thể tránh khỏi,” so với con số 42% khi khảo sát vào năm 2010.
Masako Wada, Phó Chủ tịch Hiệp hội Những nạn nhân bom nguyên tử ở Yokohama cho rằng “Những thế hệ trẻ chỉ nhìn nhận những sự kiện đó như là một bài học lịch sử. Chúng không thể tưởng tượng được rằng những điều đó đã có thể thực sự xảy ra.”
Katsuhiro Hirano, một giáo viên trường tiểu học ở Hiroshima cho biết khi ông hỏi những học sinh khối lớp Sáu của mình về việc liệu Nhật Bản có nên sử dụng các loại vũ khí hạt nhân không, thì một nửa trong số chúng đã trả lời rằng đó là việc cần thiết phải làm để đảm bảo có thể đối mặt với những mối đe dọa an ninh đến từ Trung Quốc và Triều Tiên.
Người giáo viên nói rằng “Tôi đã cảm thấy choáng váng.” “Đây là những đứa trẻ của Hiroshima và chúng đang nói rằng chúng ta nên tiếp tục phát triển các loại vũ khí mà đã gây cho đồng bào quá nhiều đau đớn.”
Quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng qua tranh chấp lãnh thổ ở vùng Biển Hoa Đông, trong khi Bắc Triều Tiên đã tổ chức hai vụ thử hạt nhân kể từ thời Kim Jong-Un lên nắm quyền vào năm 2011, cuộc thử nghiệm gần đây nhất diễn ra vào tháng Một vừa rồi. Bắc Triều Tiên đã và đang thúc giục Mỹ phải thừa nhận các cuộc đàm phán trong tương lai bằng sức mạnh hạt nhân của mình.
Tại Washington, ứng cử viên Đảng Cộng hòa – Donald Trump đã nói rằng Nhật Bản và Hàn Quốc cần phải trả thêm chi phí cho Hoa Kỳ để phục vụ triển khai quân sự của Mỹ ở nước họ hoặc để được phép phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình. Theo phía Bộ Quốc phòng Nhật Bản, xứ sở mặt trời mọc đã chi khoảng 373 tỷ Yên vào năm 2015 cho việc triển khai quân đội Mỹ tập trận trên đất của mình.
Shinichi Onaka, 65 tuổi, con trai của người sống sót trong trận bom nguyên tử cho biết “thật tốt khi Obama đến thăm.” “Nhưng vấn đề là liệu các đời Tổng thống Hoa Kỳ tiếp theo có giữ gìn được lối đi này của ông hay không. Bất kỳ ai kế vị ông ấy sẽ đều cần phải mang trong mình một thái độ hướng tới giải trừ vũ khí hạt nhân.”