MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người đàn ông chi 2 tỷ đồng mua 1 căn nhà từng bị tịch biên, 3 năm sau phát hiện trần nhà vương vãi tiền liền báo cảnh sát

28-02-2024 - 11:22 AM | Sống

Người đàn ông chi 2 tỷ đồng mua 1 căn nhà từng bị tịch biên, 3 năm sau phát hiện trần nhà vương vãi tiền liền báo cảnh sát

Mua nhà đất phát mãi, người đàn ông Trung Quốc hoảng sợ khi bỗng nhận được “quà đính kèm”.

Theo trang 163.com, năm 2021, anh Trương ở Trung Quốc đã bỏ ra 560.000 NDT(gần 2 tỷ đồng) để mua một căn nhà từng bị tịch biên trước đó. Vì ngân sách eo hẹp và căn nhà còn rất mới nên người đàn ông này quyết định giữ nguyên thiết kế của nó và chuyển vào ở ngay sau đó.

Vào một ngày 3 năm sau đó, anh Trương thấy đèn chùm trong phòng khách thường xuyên nhấp nháy. Sau khi kiểm tra hệ thống điện nhưng không phát hiện có vấn đề gì, anh cho rằng đèn sắp hỏng nên liền mua một chiếc đèn chùm mới để thay thế. Ngày hôm sau, anh Trương nhờ đồng nghiệp đến giúp đỡ thì một chuyện xảy ra sau đó khiến cả hai đều vô cùng bất ngờ.

Theo đó, khi đồng nghiệp của anh Trương tháo chiếc đèn cũ ra thì nhận thấy bên trong trần nhà có thứ gì đó. Sự tò mò khiến họ quyết định tháo một miếng ốp trần ra để kiểm tra. Không ngờ ngay lúc đó, một núi tiền bất ngờ rơi xuống khiến cả hai đều choáng váng. Sau khi định thần lại, anh Trương Quốc quyết định kiểm tra trần nhà thêm một lần nữa thì phát hiện đây là một không gian chứa rất nhiều tiền mặt. Tổng cộng số tiền mà cả hai tìm thấy là 62 triệu NDT (hơn 212.000 tỷ đồng).

Đối với anh Trương, số tiền này đủ cho anh sống sung sướng cả đời. Tuy nhiên khi nhìn số tiền “từ trên trời rơi xuống” này, anh lại cảm thấy có chút bất an. Cho rằng số tiền này có thể liên quan đến “lịch sử đen tối” của người chủ trước nên sau một hồi suy nghĩ và đấu tranh tư tưởng, anh Trương cũng quyết định báo sự việc cho cảnh sát Trung Quốc.

Người đàn ông chi 2 tỷ đồng mua 1 căn nhà từng bị tịch biên, 3 năm sau phát hiện trần nhà vương vãi tiền liền báo cảnh sát- Ảnh 1.

Ảnh minh họa: 163.com

Qua điều tra, cảnh sát địa phương cũng xác nhận số tiền này quả thực là tài sản bất hợp pháp của chủ nhà cũ. Theo các quy định có liên quan của Bộ luật Hình sự Trung Quốc, không cá nhân hoặc đơn vị nào được sở hữu hoặc sử dụng tiền do phạm tội mà có. Nếu anh Trương chọn giữ lại số tiền này, rất có thể anh sẽ phải đối mặt với trách nhiệm hình sự cho việc bao che, che giấu số tiền bất chính thu được.

Xét từ góc độ pháp lý và đạo đức, hành động của anh Trương là vô cùng đúng đắn. Không chỉ tránh được những tranh chấp pháp lý và trách nhiệm hình sự có thể phát sinh từ việc chiếm hữu tài sản bất chính, người đàn ông này còn thể hiện nhân cách cao thượng và tôn trọng công bằng xã hội. Cũng nhờ hành động khôn ngoan này, anh đã được cảnh sát khen ngợi và được đơn vị nơi anh làm việc trao thưởng 20.000 NDT ( hơn 68 triệu NDT).

Hiện nay, nhiều ngân hàng tổ chức phát mãi tài sản thế chấp vay vốn là bất động sản của cá nhân, tổ chức không đủ năng lực trả nợ các khoản vay. Không giống các giao dịch mua bán BĐS thông thường khác, việc mua bán nhà phát mãi (nhà bị tịch biên) là thương vụ có sự tham gia của 3 bên gồm: chủ sở hữu tài sản (con nợ), ngân hàng và người mua. Do vậy, để hoàn tất thương vụ thì người mua sẽ phải tốn nhiều thời gian để giải quyết các thủ tục.

Không những thế, mặc dù những ngôi nhà bị tịch biên có có ưu thế nổi trội là mức giá rẻ nhưng vẫn tiềm ẩn một số rủi ro mà chúng ta không lường trước được. Do đó, nếu bạn muốn mua loại BĐS này, cần cẩn trọng và nhớ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng nhất có thể để tránh tình huống tương tự như trên xảy ra.

(Theo 163.com)

Ánh Lê

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên