Người đàn ông nghỉ hưu ở tuổi 30 chia sẻ bí quyết dạy con về tiền bạc để có sự tự do tài chính suốt đời
Adeney phải làm cho con trai mình thấm nhuần một bài học về tiền bạc: “Tiền là thứ mà ta có thể làm chủ và kiểm soát chứ không thể để nó kiểm soát được ta".
- 10-10-2017Học Elton John quy tắc "ba lọ tiền xu" để dạy con biết giá trị của tiền bạc ngay từ bé
- 09-10-2017Người Nhật nuôi dạy con kiên cường chỉ bằng câu “Cố gắng lên con” như thế nào?
- 08-10-2017Không tin "có ai giàu quá ba họ", phải xem cách dạy con của người Do Thái!
Peter Adeney, được biết đến với cái tên "Mr. Money Moustache" trong cộng đồng hưu trí sớm, đã làm việc như một kỹ sư phần mềm trong 10 năm trước khi nghỉ hưu một cách thoải mái, không nợ nần ở tuổi 30.
Adeney và vợ mình đã làm được điều này, ông viết trên blog: “Đơn giản là chúng tôi sống một cuộc sống giản dị với chi tiêu chỉ bằng một nửa so với những người cùng độ tuổi và đầu tư số tiền nhàn rỗi đúng cách”.
Cặp vợ chồng này nghỉ hưu vào năm 2005, ngay trước khi cậu con trai Simon ra đời.
Tính đến nay, thời gian mà họ nghỉ hưu đã nhiều hơn vài năm so với thời gian mà họ đã dành để làm việc và Simon đã lớn lên trong sự bao quanh bởi khái niệm về độc lập tài chính. Cậu bé cũng đã học được nhiều bài học hết sức có giá trị về tiền bạc.
“Trong gia đình của chúng tôi, tiền bạc là một chủ đề cởi mở mà không có bất kỳ ràng buộc hay cấm kỵ nào", Adeney chia sẻ trong một bài đăng trên blog của mình năm 2015. Simon, bây giờ mới 11 tuổi, "biết chính xác tiền kiếm được như thế nào, điều gì xảy ra khi bạn chi tiêu nó” (tiền không còn nữa), và thay vào đó, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đầu tư nó (nó giúp ích cho bạn, cho cuộc sống của bạn).
Để nhấn mạnh sự quan trọng của việc đầu tư và sức mạnh của lãi suất kép. Adeney đã tự mở một ngân hàng dành riêng cho Simon. Thay vì để dành tiền trong heo đất, cậu bé của tôi thích gửi tiền trong ngân hàng của Mr. Money Mouschae, một cơ sở dữ liệu có chứa mọi giao dịch mà thằng bé có thể thực hiện bằng tiền.
“Khi có khoản cần gửi, thằng bé sẽ đưa tôi một số ít tiền mặt. Khi cần rút, thằng bé cũng sẽ yêu cầu tôi trả tiền mặt hoặc mua cho nó một cái gì đó trực tuyến". Khoản tiết kiệm của Simon tăng lên với lãi suất cố định hàng năm là 10%.
Hệ thống này có hiệu quả vì một vài lý do, một người về hưu sớm trả lời: “Điều này cho thằng bé thấy rằng tiền của nó thì có giới hạn và đó không phải một hồ bơi vô đáy có thể rút ra bất cứ lúc nào bằng cách mè nheo các bậc phụ huynh mua đồ cho mình, hay là giữ tiền đầu tư có lợi nhuận… Và với một tài khoản có quy mô đủ lớn như thế này, có nghĩa là nó có thể tự do tài chính suốt đời.
Đây là cách mà Simon kiếm tiền. “Adeney sẽ trả cho Simon 10 xu cho mỗi dặm mà cậu bé đạp xe qua”, Nick Paumgarten của tờ New Yorker báo cáo vào tháng Hai năm 2016. Tính đến năm ngoái, Simon đã đi được 1.300 dặm và tích lũy được 700 USD, đưa Simon trở thành người sở hữu tình hình tài chính tốt hơn khoảng 39 phần trăm người Mỹ không có gì trong tài khoản tiết kiệm của họ.
Cuối cùng, nếu Adeney phải làm cho con trai mình thấm nhuần một bài học về tiền bạc, ông viết: “Tiền là thứ mà ta có thể làm chủ và kiểm soát chứ không thể để nó kiểm soát được ta".
CNBC