‘Người làm việc cả ngày là người KHÔNG kiếm được tiền’: Tư duy tỷ phú giúp tôi tăng gấp đôi thu nhập 1 năm!
Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng triết lý này đã giúp John Rockefeller trở thành tỷ phú dầu mỏ.
- 15-11-2021Trong vòng 7 năm bạn thay đổi ra sao? Người đàn ông này đã tạo dựng sự nghiệp, hoàn thành giấc mơ "tỷ phú giàu nhất Trung Quốc": Điều quan trọng là phải thay đổi lối tư duy!
- 10-11-2021Giáo sư Phan Văn Trường: Giới trẻ mắc sai lầm với tư duy "làm sao để giàu", muốn giàu như các tỷ phú thì phải có "số"
- 05-10-2021Ngẫm cách dạy con của tỷ phú Phạm Nhật Vượng để hiểu sự khác biệt trong tư duy giữa người giàu và người nghèo
*Bài viết là chia sẻ của một nhà báo chuyên viết về tài chính, kinh doanh.
Năm 2020, tôi viết hơn 100 bài báo và mỗi bài như vậy đem lại cho tôi khoản tiền hơn 3.000 USD. Sau đó, tôi bắt đầu đầu tư, thử làm việc tự do và mở rộng các mối quan hệ. Thu nhập năm 2020 của tôi đã tăng gấp đôi so với năm 2019, phần lớn là nhờ những thay đổi sau trong tư duy:
"Người làm việc cả ngày là người không kiếm được tiền"
Đây là một trong những phát ngôn nổi tiếng của tỷ phú dầu mỏ John Rockefeller. Theo ông, người chỉ biết vùi đầu vào công việc mà không dành thời gian chăm sóc bản thân là người không kiếm được tiền. Hay nói cách khác, dù có kiếm được, họ cũng sẽ phải dùng phần lớn số tiền đó để chữa bệnh sau này.
Rockefeller khuyên mọi người nên chú ý hơn đến sức khỏe thể chất và tinh thần, cải thiện thông qua những việc đơn giản như có chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, tập luyện mỗi ngày và ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý.
Sức khỏe là tài sản đáng quý nhất của mỗi người (Ảnh: Internet).
Trên thực tế, nhiều người trẻ ngày nay muốn mau chóng độc lập với gia đình, có khả năng chi trả những thứ ngoài khả năng của mình ngày trước và sống cuộc sống mà họ muốn. Chính vì thế, họ lao đầu vào kiếm tiền mà đôi lúc quên đi tài sản quý giá nhất là sức khỏe. Làm việc quá mức ảnh hưởng đến sức mạnh của bộ não cũng như sự phát triển của tư duy sáng tạo.
Đối với tôi, tôi đã thử hình thức làm việc tự do. Điều đó đồng nghĩa với việc thời gian của tôi linh hoạt hơn. Tôi vẫn làm việc một cách kỷ luật để hiệu suất không bị ảnh hưởng nhưng đồng thời vẫn duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Đa dạng hóa thu nhập
Tôi từng tin rằng được tăng lương, thăng chức, là cách đúng đắn để phát triển sự nghiệp và tài chính. Vì vậy, tôi làm một việc duy nhất và cống hiến 100% công sức để đạt mục tiêu.
Tuy nhiên, nó khiến tôi nhiều lúc cảm thấy rất mệt mỏi và áp lực. Tôi làm thêm giờ rất nhiều, thậm chí cả cuối tuần. Mặc dù đã nỗ lực hết mình, kết quả lại không như tôi mong đợi.
Vì thế, tôi quyết định thay đổi tư duy và tìm việc làm thêm. Bạn có thể cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi làm công việc toàn thời gian nhưng nếu nó không đáp ứng được nhu cầu của bạn, sớm muộn bạn cũng mất đi động lực.
Theo một thống kê, phần lớn triệu phú tự thân có ít nhất 7 nguồn thu nhập và họ luôn có quỹ đề phòng trường hợp khẩn cấp. Nhờ đại dịch Covid-19, tôi và rất nhiều người đã học được rằng không bao giờ được dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất, dù nó đáng tin cậy đến đâu.
Bên cạnh việc đa dạng hóa thu nhập, tôi còn tích cực tiết kiệm và đầu tư. Hàng tháng, tôi trích 20% lương cơ bản để tiết kiệm dài hạn. Ngoài ra, tôi cũng để ra tối thiểu 6 tháng lương để có thể trang trải chi phí tối thiểu nếu nghỉ việc và không có thu nhập chính.
Theo dõi, lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng
Ảnh minh họa: Internet.
Một trong những điều quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là theo dõi chi tiêu. Vậy mà đến tận năm ngoái, tôi mới thực hiện điều này lần đầu tiên. Công việc toàn thời gian đem lại cho tôi sự ổn định về tài chính. Vì thế, có thời điểm thu nhập tăng cao, tôi càng chi tiêu nhiều.
Việc đó lặp lại trong một thời gian khá dài nhưng cuối cùng, tôi đã quyết định thay đổi sau khi đọc được câu nói của một doanh nhân và diễn giả truyền cảm hứng: "Không lập kế hoạch tài chính là cánh cửa dẫn đến cuộc sống tầm thường".
Tôi bắt đầu bằng việc theo dõi xem tiền của mình được tiêu cho những lĩnh vực nào của cuộc sống. Từ đó, tôi tìm ra khoản nào phải chi nhiều nhất và tôi có thể tiết kiệm bao nhiêu tiền mà vẫn sống tốt. Sẽ rất khó để bạn phát triển tài chính cá nhân cho đến khi bạn theo dõi các dòng tiền, lập kế hoạch cụ thể và tuân theo nó.
Như vậy, nhờ những thay đổi trên, tôi đã tăng gấp đôi thu nhập hàng năm và đang trên đà đạt được mục tiêu tự do tài chính và nghỉ hưu sớm. Chỉ cần quyết tâm thay đổi và tìm ra phương pháp phù hợp, tôi tin rằng bất cứ ai cũng có thể cải thiện tình hình tài chính của mình.
Nguồn: GBR
Nhịp sống kinh tế