MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người người ở nhà chống dịch Covid-19, những ông lớn TMĐT như Shopee, Tiki, VinID,... hưởng lợi ra sao?

24-03-2020 - 08:22 AM | Doanh nghiệp

19, nhiều người dân đã hạn chế ra đường đến những nơi đông, người kéo theo việc mua sắm trực tiếp cũng có xu hướng thu hẹp. Thay vào đó họ tìm đến những cách mua sắm phi truyền thống qua kênh online.

Trong khảo sát của Nielsen Việt Nam và Infocus Mekong Mobile Panel, 25% số người được hỏi cho biết đã tăng cường mua sắm online và giảm các hoạt động mua sắm trực tiếp.

"Trước kia bình thường em vẫn hay ra chợ hay siêu thị nhưng thời gian gần đây do dịch Covid-19 nên em và bố mẹ cũng dùng thanh toán online, đi chợ online để hạn chế tiếp xúc", anh Lê Anh Tuấn cho biết.

Hay như trường hợp dân văn phòng như chị Thu Hà ngoài việc đặt đồ ăn qua các ứng dụng cũng bắt đầu mua sắm quần áo online thay vì đến cửa hàng như trước đây.

Không chỉ với các loại thực phẩm khô hay hàng chế biến sẵn, nhu cầu mua sắm online của người dân tại thời điểm này còn là các loại thực phẩm tươi sống cho bữa ăn hàng ngày. Thịt, rau, củ… là những mặt hàng được mua nhiều nhất trong thời gian gần đây của ứng dụng VinID. Bên cạnh đó, với việc sở hữu hệ sinh thái cùng nhiều ưu đãi trong thanh toán nên ứng dụng này cũng thu hút được một lượng lớn khách hàng.

"Số lượng người lên VinID để đi chợ onlinhe hay mua hàng trực tuyến tăng hơn gấp 3 lần sao với bình thường. Có lúc với những đơn hàng Scan&Go giai đoạn đỉnh nhất tăng gấp 15 lần. Với ví điện tử VinID ngoài việc có thể thanh toán tất cả các loại hóa đơn điện nước và voucher trên VinID", chị Mai Lan Vân, giám đốc marketing VinID trả lời phỏng vấn VTV.

Anh Trần Vũ Khánh Duy, chủ cửa hàng thực phẩm sạch Hesa cho biết. 70% khách hàng của mình ở nhà và đặt hàng qua mạng. Nắm bắt được nhu cầu của khách không muốn tiếp xúc quá nhiều, cửa hàng của anh cũng khuyến khích thanh toán trực tuyến qua thẻ ngân hàng.

Theo Bộ Công Thương, do lo ngại dịch bệnh Covid-19, trong khi doanh thu tại các chợ tại Hà Nội đã giảm 50 - 80% thì ngược lại, doanh thu từ mua sắm online qua các kênh thương mại điện tử của một số doanh nghiệp đã tăng từ 20 - 30% từ đầu mùa dịch đến nay.

Ngược lại với sự hào hứng của VinID, chia sẻ trên VnExpress ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam lại đánh giá: "Chúng tôi không nhận thấy bất kỳ mối liên kết trực tiếp nào giữa tình hình bùng nổ dịch bệnh và sự gia tăng sức mua sắm trực tuyến".

Số liệu thống kê trong 2 tháng đầu năm 2020 của SimilarWeb cho thấy, lượt truy cập vào 4 sàn lớn nhất thị trường là Shopee, Tiki, Lazada và Sendo giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm gấp đôi so với cùng kỳ năm trước đó.

Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), mua sắm trực tuyến được người tiêu dùng quan tâm hơn trong mùa dịch nhưng chỉ với mặt hàng thiết yếu chứ không phải tăng trưởng toàn ngành. Về tổng thể, sức mua chung của nền kinh tế đang suy giảm nên nhiều nhóm hàng trên thương mại điện tử cũng giảm như bán trực tiếp, do xu hướng thắt chặt chi tiêu thời dịch bệnh.

Một số mặt hàng thiết yếu cho mùa dịch như khẩu trang, nước rửa tay lại giao dịch sôi động. Trang TMĐT Tiki cho biết tới thời điểm sáng 17/3 các sản phẩm được mua sắm nhiều nhất là khẩu trang, khăn ướt, máy lọc không khí... Có lúc sàn này ghi nhận 4.000-5000 đơn hàng mỗi phút, nhiều mặt hàng phải nhập kho liên tục. Tăng trưởng về nhu cầu mua sắm trên sàn này là 15% so với hai tháng cuối năm 2019.

Không chỉ Tiki mà nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nhu yếu phẩm và vật tư y tế trên toàn thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã tăng mạnh. Số liệu của VnExpress cho biết riêng nhu cầu cho khẩu trang tăng gấp 600 lần, cho nước rửa tay khô tăng gấp 100 lần. Một số sàn cũng rất nhanh nhạy để hỗ trợ nhà bán hàng như Sendo đang miễn phí bán hàng, còn Tiki điều chỉnh mức hoa hồng vào đầu tháng 3.

Người người ở nhà chống dịch Covid-19, những ông lớn TMĐT như Shopee, Tiki, VinID,... hưởng lợi ra sao? - Ảnh 1.

Theo PV

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên