Người Nhật kỉ luật cả trong ăn uống: Sống thọ bậc nhất thế giới nhờ KHÔNG uống nước khi ăn, tại sao?
Người Nhật Bản thường không uống nước trong bữa ăn để giữ gìn sức khỏe và tăng tuổi thọ.
- 02-11-2021Người Nhật khỏe mạnh và sống lâu nhờ không dùng một đồ vật quen thuộc trong lúc ngủ
- 27-10-2021'Vùng đất của những người bất tử' ở Nhật: Sống lâu, giàu có và hạnh phúc nhờ đúng một chữ
- 24-10-2021Người Nhật khỏe đẹp, sống thọ hàng đầu thế giới nhờ 1 thói quen khi ngủ mà các nước khác không có, dễ làm nhưng ít người thích
Nhật Bản là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Người Nhật không chỉ sống thọ, mà còn khỏe mạnh. Tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính ở mức thấp.
Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu về chế độ ăn uống, thói quen, môi trường sống... giúp người Nhật có tuổi thọ cao. Đáng chú ý là một trong những bí quyết sống khỏe mạnh, lâu dài của người dân xứ sở hoa anh đào là không uống nước trong bữa ăn bởi điều này có thể gây hại nhiều hơn là lợi.
Gây hại cho tiêu hóa
Người Nhật Bản không uống nước khi ăn vì họ tin rằng nó có hại cho hệ tiêu hóa.
Giai đoạn đầu của quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng, nơi thức ăn được tiêu hóa đến 25% trước khi đưa vào dạ dày. Nhiệm vụ này được thực hiện bởi răng. Khi thức ăn được nhai đúng cách, cơ thể sẽ sản xuất đủ lượng nước bọt giúp thức ăn dễ dàng được đưa xuống dạ dày. Nước bọt thay thế chức năng của nước vì nó có 98% nước và 2% enzym tiêu hóa.
Nước bọt không chỉ chứa các enzyme giúp phân hủy thức ăn, mà nó còn giúp kích thích dạ dày giải phóng enzyme tiêu hoá và sẵn sàng cho quá trình tiêu hóa. Khi bạn uống nước trong bữa ăn, cơ thể sản xuất ít nước bọt hơn, từ đó quá trình tiêu hóa cũng trở nên khó khăn hơn.
Đồng thời nếu nước vào dạ dày cùng với thức ăn, nó làm loãng các dịch tiêu hóa khiến quá trình tiêu hóa suy yếu. Việc tiêu hóa không đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ, bao gồm đầy bụng, khó chịu, khó tiêu, ợ nóng...
Do vậy, người Nhật không vừa ăn vừa uống mà bổ sung chất lỏng cho cơ thể bằng thức ăn như trái cây, rau củ và súp.
Làm loãng axit dịch vị do dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn
Một số chuyên gia cho rằng uống nước cũng làm loãng axit dịch vị do dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Axit dạ dày tiết ra không đầy đủ, kết hợp với nhiều chất lỏng sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa hết, gây ra các chất béo và các loại dầu thực phẩm bám với nhau ngăn cản sự hấp thụ dinh dưỡng.
Khiến bạn bị ợ chua
Uống nước trong bữa ăn sẽ làm tăng khối lượng cho dạ dày và làm tăng áp lực lên nó. Điều này làm tăng nguy cơ trào ngược axit. Vì uống nước trong bữa ăn khiến cơ thể tiết ra ít men tiêu hóa hơn nên có thể dẫn đến các phản ứng phụ, trong đó có ợ chua.
Làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể
Thói quen uống nước trong suốt bữa ăn có thể gây cản trở cho năng suất làm việc của hệ tiêu hóa, từ đó làm cho hàm lượng insulin không ổn định, lượng mỡ tích tụ lại trong cơ thể nhiều hơn nên sẽ khiến bạn có nguy cơ tăng cân. Với người gặp vấn đề đường tiêu hóa hoặc bệnh tiểu đường, hậu quả còn nghiêm trọng hơn.
Do đó các chuyên gia đưa ra một số cách để tránh uống nước trong bữa ăn:
- Ăn nhạt: Tiêu thụ nhiều muối khiến bạn cảm thấy khát, tốt hơn hết bạn nên hạn chế cho muối trong quá trình chế biến thực phẩm.
- Nhai kỹ thức ăn: Thức ăn được nhai kỹ sẽ giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn và cơ thể sẽ tiết ra nhiều nước bọt hơn, từ đó làm giảm nhu cầu uống nước.
- Uống nước trước bữa ăn 30 phút: Đây là cách hiệu quả nhất để cơ thể vừa đủ nước lại giúp bạn cảm thấy no hơn , từ đó tiêu thụ ít calo hơn.
Doanh nghiệp và tiếp thị