MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người ở độ gần tới 60 tuổi rất sợ mất 4 thứ này: Có điều không thể đổi lại bằng tiền, kể cả rất rất nhiều tiền!

20-07-2019 - 23:36 PM | Sống

Đối với những người trung niên, họ sẽ cảm thấy không an toàn, thậm chí là lo sợ bất an trước một số điều mà bản thân không thể kiểm soát và nắm trong tay.

Chính vì thế, ngay từ sớm, tất cả chúng ta đều phải chuẩn bị sẵn cho cuộc đời của mình 4 điều quan trọng sau đây.

1. Điều đầu tiên: Đến 60 tuổi mà không có khoản tiết kiệm để an tâm nghỉ hưu

Hầu hết mọi người đều chuẩn bị cho quá trình nghỉ hưu của mình khi ở tuổi 60. Từ bỏ công việc và gánh nặng tiền bạc, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn tĩnh lặng của cuộc sống nhưng cũng có phần cô đơn. Vào thời điểm đó, nếu trong tay chúng ta không có một khoản tiền tiết kiệm nhất định, vậy thì chúng ta sẽ không thể ngừng đau đầu suy nghĩ, chi li tính toán trong mọi chi phí ăn mặc, sinh hoạt thường ngày và cả các dịch vụ y tế, sức khỏe khác. Có thể nhiều người nghĩ rằng mình có thể sống phụ thuộc vào số tiền mà con cái chu cấp cho cha mẹ nhưng bao giờ cũng thế, sử dụng và tiêu xài những gì tự mình làm ra vẫn đem lại cảm giác thoải mái hơn.

Đồng thời, nếu chúng ta đến sáu mươi tuổi mà chưa tích lũy đủ tiền để có được một mái ấm ổn định cho chính mình thì chỉ còn cách sống chung với gia đình riêng của con cái. Giữa hai thế hệ, thậm chí là nhiều hơn, cùng nhau chung sống dưới một mái nhà thì chắc chắn sẽ không thiếu mâu thuẫn và tranh chấp phát sinh. Sự khác biệt nhỏ nhặt không làm nên vấn đề nhưng nếu xích mích lớn hơn, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có nguy cơ rạn nứt. Chưa kể, nhiều người cảm thấy ngại ngần khi ở nhờ nhà con nên luôn có cảm giác không thể thẳng lưng ngẩng đầu trước mặt con cái. Do đó, khi tới tuổi 60, chúng ta phải có một khoản tài chính và mái nhà cho riêng mình.

Người ở độ 40-60 tuổi sợ mất nhất là 4 thứ, có táng gia bại sản cũng chẳng tìm lại được - Ảnh 1.

2. Điều thứ hai: Đến 60 tuổi vẫn thiếu suy nghĩ

Ở độ tuổi trung niên, khi con cái đã trưởng thành và có gia đình riêng, chúng ta có nhiều thời gian rảnh rỗi, đừng nên chìm vào cô đơn một mình mà hãy đọc và suy ngẫm nhiều hơn. Đôi khi, chỉ cần tìm một nơi yên tĩnh để tâm trí đã mệt mỏi suốt nhiều thập kỷ được nghỉ ngơi, để đặt xuống những gánh nặng suốt bao lâu nay, để suy nghĩ về những điều thật đơn giản nhưng có ý nghĩa và tầm quan trọng riêng của nó.

Nếu trước kia chúng ta luôn phải mạnh mẽ để trở thành trụ cột của gia đình, có đau khổ cũng giấu ở trong lòng, có mệt mỏi cũng giả vờ như không thì hiện tại, chúng ta có thể nghĩ nhiều hơn cho bản thân, sống vì mình chứ không mãi chạy theo người khác nữa.

3. Điều thứ ba: Ở tuổi 60, sợ nhất là mất sức khỏe

Thời gian càng trôi qua, chúng ta không chỉ sợ việc già đi, mà còn sợ một điều hơn thế đó chính là bệnh tật. Còn điều gì khủng khiếp hơn việc mỗi ngày đều bị bệnh lớn bệnh nhỏ quấn thân, mệt mỏi với thuốc thang và bệnh viện. Dù thức ăn có ngon cũng chẳng thấy thèm, dù cuộc sống còn tồn tại cũng chẳng thấy vui. Đánh mất sức khỏe cũng đồng nghĩa với đánh mất cơ hội để tiếp tục hưởng thụ những niềm vui thú của đời người mà thay vào đó là một trái tim và cả cơ thể rã rời, u ám.

Chính vì thế, khi chúng ta chuẩn bị bước vào ngưỡng tuổi trung niên từ 40 tới 60 tuổi, phải luôn duy trì sức khỏe, tập thể dục chăm chỉ, có lối sống lành mạnh và điều độ để bản thân còn được tận hưởng nhiều hạnh phúc và khỏe mạnh hơn nữa trong cuộc đời.

Người ở độ 40-60 tuổi sợ mất nhất là 4 thứ, có táng gia bại sản cũng chẳng tìm lại được - Ảnh 2.

4. Điều thứ tư: Tuổi 60, sợ mất người cạnh bên

Khi bản thân ta già đi, những người quen, bè bạn, người cạnh bên đều cùng già đi theo năm tháng, đặc biệt là bạn đời của mình. Đó là người đã cùng ta gồng gánh gia đình suốt một thời gian dài, chia sẻ bao trách nhiệm và nhọc nhằn gian khó, cũng là người cùng vui cùng buồn, săn sóc chăm lo, nắm tay đi nốt những ngày tháng còn lại của cuộc đời. Có một người như vậy cạnh bên đã là một niềm hạnh phúc.

Mất đi người bạn đời cạnh bên là một chuyện đáng sợ. Tuy nhiên, nếu vì những năm tháng bộn bề công việc khiến quan hệ đôi bên rạn nứt hoặc nguội lạnh, nhìn mặt nhau mà chẳng nói câu nào cả ngày, người ở nhà mà lúc nào cũng bực bội khó chịu, thì điều đó còn khủng khiếp hơn cả cô đơn một mình. Vì vậy, bất kể ở giai đoạn nào của cuộc đời, phải luôn trân trọng và quan tâm người cạnh bên, dành cho họ một tình cảm chân thành mà họ xứng đáng. Đó chính là giá trị tinh thần mà chúng ta có đánh đổi cả gia tài cũng không nhận lại được nếu mất đi.

Phương Thúy

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên