Người phụ nữ 37 tuổi bị thoái hóa, lệch đốt sống cổ, bác sĩ cảnh báo tác hại của việc nghiện dùng điện thoại di động
Sự phổ biến của điện thoại thông minh giúp ích rất nhiều cho cuộc sống, nhưng cũng mang đến nhiều hệ lụy về sức khỏe nếu sử dụng sai cách.
- 29-06-2019Có những dấu hiệu này nghĩ ngay đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ và học cách bác sĩ chia sẻ để có đốt sống cổ khỏe mạnh
- 16-05-2019Có những dấu hiệu này nghĩ ngay đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ và học cách bác sĩ chia sẻ để có đốt sống cổ khỏe mạnh
- 16-05-201810 cấp độ thoái hóa đốt sống cổ: Hãy xem bạn bị mức mấy để xử lý trước khi bệnh nặng lên
Một người phụ nữ 37 tuổi họ Trần đã phải đến Phòng khám Y học Trung Quốc Zhongxiao Changshengkang ở Đài Loan để điều trị sau 1 thời gian dài giữ thói quen nằm nghịch điện thoại.
Chị Trần cho biết mình bắt đầu thường xuyên nằm nghiêng đầu về 1 bên sau khi mua chiếc điện thoại thông minh mới. Những nội dung thú vị trên mạng khiến chị liên tục phải "dính lấy" điện thoại hàng giờ mỗi ngày, quên cả việc phải đổi tư thế nằm và làm phiền đến chồng mình.
Bẵng đi 1 thời gian, chị bắt đầu nhận thấy mình gặp vấn đề về xương khớp mà không hiểu tại sao. Lúc đầu, chị chỉ thấy hơi đau mỏi khớp cổ, sau đó những cơn đau cổ và vai gáy dữ dội ập đến ngày một thường xuyên, xoa bóp cũng không khỏi.
Tình hình tồi tệ hơn khi chị mắc thêm chứng mất ngủ, ù tai, thỉnh thoảng lại bị cứng cổ đột ngột, các ngón tay tê mỏi, ngón chân cũng bắt đầu tê nhẹ khi cử động. Những triệu chứng này ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của chị. Do đó, chị Trần vội vã tìm đến phòng khám Trung y.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ Xu Yixin tại Phòng khám Y học Trung Quốc Zhongxiao Changshengkang, cho biết, các triệu chứng của chị Trần là của chứng thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống cổ của chị bị lệch nhẹ. Nguyên nhân được nhận định là do nằm và ngồi sai tư thế gây chèn ép dây thần kinh cột sống, đốt sống cổ trong thời gian dài.
Phương pháp điều trị được các bác sĩ lựa chọn là châm cứu trong 14 ngày, kết hợp với phương pháp Trung y nắn chỉnh đốt sống cổ cùng các bài tập vai gáy và vùng cổ, cột sống.
Sau 2 tuần điều trị đồng thời điều chỉnh tư thế và giảm thời gian sử dụng điện thoại, các cơn đau của chị Trần đã thuyên giảm rõ rệt, cảm giác tê buốt ngón tay, ngón chân dần mất hẳn. Chị Trần vô cùng vui mừng vì cuộc sống của mình đã trở lại bình thường, chị cũng học được 1 bài học đắt giá về thói quen sử dụng thiết bị điện tử.
Bác sĩ cảnh báo: người trẻ dễ bị tổn thương cột sống vì "nghiện" sử dụng điện thoại!
Hiện nay, có ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh về cột sống, xương khớp. Điều này là do tác hại của việc sử dụng điện thoại quá nhiều, nằm/ngồi sai tư thế khi sử dụng điện thoại. Họ có thể gặp phải nhiều chứng bệnh khác nhau nhưng phổ biến nhất là đau cơ cổ, giãn dây chằng, đau cổ, đau vai gáy, bị tê cứng cổ hoặc đau đầu.
Tư thế điển hình khi sử dụng điện thoại thông minh hoặc các thiết bị điện tử cầm tay khác thường không tốt cho xương khớp và thị lực, nhất là tư thế cúi đầu khi ngồi và nghiêng về 1 bên khi nằm, bác sĩ Xu Yixin nhận định.
Trong trường hợp nghiêm trọng, việc sử dụng điện thoại ở tư thế nằm/ngồi sai sẽ tác động đến rễ thần kinh cột sống cổ, làm xuất hiện triệu chứng đau cánh tay, tê bì ngón tay; chèn ép động mạch đốt sống, sinh ra chóng mặt, hay quên, nhức đầu, buồn nôn và ù tai; tạo áp lực lên dây thần kinh giao cảm, khiến bệnh nhân bị nghẹt mũi, tức ngực, hồi hộp, mất ngủ và trào ngược dạ dày.
Ngoài ra, chuyển động lặp đi lặp lại của các ngón tay trong 1 tư thế không tốt khi sử dụng điện thoại quá nhiều sẽ gây nên các bệnh lý về cơ xương khớp. Một số điện thoại thông minh có màn hình lớn cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm bao gân ngón tay khi sử dụng quá nhiều, quá lâu.
Nguồn và ảnh: KH01, ETtoday
Tổ quốc