MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người Sài Gòn và ước mơ triệu đô mang tên “ không khí sạch”

Bên cạnh kẹt xe, thực phẩm bẩn… mỗi người dân sống tại Sài Gòn phải hít hàng nghìn lít khí ô nhiễm mỗi ngày.

Sài Gòn trong 2 năm gần đây thường xuyên chìm trong sương mù khói bụi.

Có chuyên gia từng cảnh báo: Nếu tình trạng này tiếp tục tiếp diễn, không lâu nữa người dân Sài Gòn sẽ phải đeo mặt nạ chống độc khi ra đường như dân Bắc Kinh. Theo báo cáo chất lượng không khí do liên minh năng lượng bền vững Việt Nam vừa công bố, thì trong năm 2016 TP. HCM có 175 ngày không khí bị ô nhiễm ở mức báo động so với tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.

Cũng theo báo cáo này lượng bụi mịn nguy hiểm PM2.5 của TP.HCM là 28,3 Mg/m3 (gấp 3 lần cho phép của WHO)..Thành phần chủ yếu trong không khí của TP. HCM… là các chất ô nhiễm, kim loại nặng như: thủy ngân, chì, benzene...

Không khí ô nhiễm báo động nên khẩu trang y tế trở thành vật bất ly thân của người dân ở thành phố này. Tuy nhiên khẩu trang chỉ có tác dụng ngăn chặn các hạt bụi có kích thước lớn hơn 2,5 mg. Còn các chất độc như thuỷ ngân hay chì thì khẩu trang không ngăn được. Nếu hít phải những chất này lâu ngày sẽ gây ra tác hại cụ thể như: viêm phổi, ung thư phổi, viêm họng…

Theo 1 chuyên gia môi trường, cây xanh là thứ duy nhất tại các đô thị có thể thanh lọc triệt để các chất độc trong khói bụi, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 1m2 cây xanh có thể hấp thụ và lọc được 8.000 l khí thải mỗi năm.

Tuy nhiên hiện nay các dự án xanh tại trung tâm Sài Gòn rất hiếm do việc phát triển những dự án xanh thực sự rất tốn chi phí. Một chủ đầu tư của dự án căn hộ xanh chuẩn Leed tại TP. HCM cho biết để phát triển toà nhà theo mô hình xanh thì doanh nghiệp của bà phải chấp nhận đội chi phí xây dựng lên 10% tương đương gần 100 tỷ.

Tuy nhiên con số 100 tỷ vẫn chưa thấm vào đâu so với mức đầu tư nghìn tỷ mà Công Ty Hưng Lộc Phát chịu chi chỉ để phát triển không gian xanh cho khu phức hợp Green Star mới được công ty này công bố ra thị trường. Cụ thể, tại đây chủ đầu tư đã dành đến 11.000 m2 cho diện tích cây xanh mặt nước.

Green Star toạ lạc trên đường Nguyễn Lương Bằng sát với Phú Mỹ Hưng với giá đất bình quân tối thiểu khoảng 50 triệu/m2. Với mức giá này thì tính ra Hưng Lộc Phát đã phải chi tối thiểu gần 600 tỷ chỉ để phát triển mảng xanh.

Cụ thể, chủ đầu tư đã dành ra 6.600 2 chỉ đển làm khu công viên Luna Park 39 tiện ích với điểm nhấn là hồ Thiên Đường – Một trong những hồ cảnh quan nhân tạo đẹp và lớn nhất tại Quận 7.

Ngoài khu công viên Luna Park, dự án còn sở hữu là một diện tích cây xanh mặt nước lên đến hàng nghìn m2. Tính ra mỗi năm, lượng cây xanh mặt nước này có thể lọc được 56 triệu lit khí ô nhiễm và cung cấp hơn 50 triệu lít khí oxy thanh khiết, cũng như giúp nhiệt độ dự án thấp hơn 3-4 độ so với môi trường xung quanh.

Nói về việc chịu chi cả nghìn tỷ chỉ để phát triển không gian xanh cho dự án. Đại diện chủ đầu tư Hưng Lộc Phát, Ông Trần Duy Tiến, Phó TGĐ, cho biết: “Không khí Sài Gòn ngày càng ô nhiễm trong sự bê tông hoá. Vì vậy, hơn bất cứ nơi đâu, người Sài Gòn, mà đặc biệt là người giàu tại Sài Gòn rất thèm những không gian sống xanh đúng nghĩa, đó phải là nơi mà hơi thở của máy lạnh được nhường chỗ cho gió trời, tiếng còi xe inh ỏi được nhường cho tiếng chim hót và màu xám của bê tông được thay bằng màu xanh của hoa lá. Tiền thì người giàu ở Sài Gòn không thiếu, nhưng những không gian yên bình như trên thì Sài Gòn rất hiếm, đó cũng chính là lý do Hưng Lộc Phát muốn đóng góp vào thị trường bất động sản một phiên bản mới độc đáo và giới hạn tại Nam Sài Gòn ”.

Dễ thấy, sau khi áp lực về cơm, áo, gạo, tiền đã lùi lại sau lưng, thì người giàu Sài Gòn chỉ có một ước mơ duy nhất: Sáng dậy được hít căng lồng ngực bầu không khí thanh khiết thẫm đẫm sương mai, được nghe tiếng gió xào xạc trong tán cây, được nghe tiếng chim hót lích chích. Ước mơ ấy với nơi khác quá đỗi bình dị, nhưng ở nơi toàn bê tông như Sài Gòn thì ước mơ đó đáng giá cả triệu đô.

A.D

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên