MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người tiêu dùng Việt Nam thay đổi hành vi ra sao và tích trữ những gì trong dịch COVID-19?

Để tránh lây bệnh qua đường ăn uống, có tới 44% người khảo sát cho biết họ tăng tích trữ thực phẩm và 26% tăng gọi đồ ăn qua mạng. 83% cho biết họ ít ăn uống ở ngoài hơn.

Khảo sát về COVID-19 được thực hiện bởi Nielsen Việt Nam về việc người Việt Nam đang phản ứng và hành xử như thế nào trước sự bùng phát của COVID-19 cho hay, COVID-19 làm thay đổi hoạt động của người dân rất nhiều, đặc biệt là trong du lịch, học hành và giải trí, cũng như thu nhập. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lượng khách hàng và khả năng chi tiêu trong tương lai. Nhà bán lẻ nên chuẩn bị sẵn các chương trình kích cầu khi dịch bắt đầu ổn định.

Người tiêu dùng Việt Nam thay đổi hành vi ra sao và tích trữ những gì trong dịch COVID-19? - Ảnh 1.

Cụ thể, du lịch là lĩnh vực chịu tác động lớn nhất khi 36% người trả lời cho ràng COVID-19 ảnh hưởng mạnh đến quyết định đi du lịch vủa họ. Việc học hành đứng thứ hai với 29% người được khảo sát nói bị ảnh hưởng mạnh. Học sinh sinh viên đều nghỉ học trong thời gian dài và phải thay thế bằng các chương trình học tập online.

Lĩnh vực giải trí cũng bị ảnh hưởng đáng kể khi người dân hầu như hạn chế tụ tập đông người. Trong khi đó mua sắm online ít bị ảnh hưởng nhất với gần 60% sinh viên trả lời COVID-19 không tác động đến hoạt động này của họ.

Người tiêu dùng Việt Nam thay đổi hành vi ra sao và tích trữ những gì trong dịch COVID-19? - Ảnh 2.

Để tránh lây bệnh qua đường ăn uống, có tới 44% người khảo sát cho biết họ tăng tích trữ thực phẩm và 26% tăng gọi đồ ăn qua mạng. 83% cho biết họ ít ăn uống ở ngoài hơn.

Người tiêu dùng Việt Nam thay đổi hành vi ra sao và tích trữ những gì trong dịch COVID-19? - Ảnh 3.

Với hành vi lưu trữ thức ăn tại nhà, người tiêu dùng đang gia tăng việc tiêu thụ các ngành hàng như Sợi ăn liền (+67%), Thực phẩm đông lạnh (+40%) và Xúc xích tiệt trùng (+19%).

Thêm vào đó, ngành Chăm sóc vệ sinh cá nhân (Nước súc miệng +78%, Chăm sóc cơ thể +45% và Khăn giấy +35%) và Chăm sóc nhà cửa cũng được tiêu thụ nhiều hơn vì mọi người đang quan tâm và bảo vệ sức khỏe của mình trước COVID-19.

Mặt khác, báo cáo cho biết mọi người có sự e dè với những ngành hàng như Thịt tươi, Rau tươi và Hải sản trong suốt thời kỳ dịch bệnh này. Đối với ngành Đồ uống, Bia và Nước ngọt đều có xu hướng tiêu thụ giảm.

"COVID-19 đang có ảnh hưởng rõ ràng đến đời sống của người tiêu dùng, tuy nhiên chúng ta có thể mong chờ sự phục hồi nhanh chóng vì niềm tin cao của người tiêu dùng Việt Nam. Sức tiêu thụ sẽ có thể quay trở lại sau khi dịch bùng phát, nên những nhà bán lẻ và nhà sản xuất nên chuẩn bị đủ nguồn cung cho giai đoạn này." ông Nguyễn Anh Dzũng, Trưởng bộ phận Dịch vụ Đo lường Bán lẻ, Nielsen Việt Nam chia sẻ.

Hoàng An

Nielsen Vietnam

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên